Thịt là loại thực phẩm chứa nhiều protein cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên việc lạm dụng (ăn quá nhiều) thức ăn này sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu. Để biết lý do vì sao có thể dẫn đến nguy cơ sỏi thận, sỏi tiết niệu khi ăn… quá nhiều thịt hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Nguy cơ sỏi thận, sỏi tiết niệu khi ăn… quá nhiều thịt?
Ăn quá nhiều thịt – tạo cơ hội cho sỏi thận, sỏi tiết niệu hình thành
Sỏi đường tiết niệu là sự tích tụ, lắng cặn các chất thải của cơ thể có trong nước tiểu gây nên sỏi đường tiết niệu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tích tụ, lắng cặn các chất này, trong đó chế độ ăn uống không hợp lý, đặc biệt ăn quá nhiều thịt có sự liên quan mật thiết đến bệnh lý này:
Ăn quá nhiều thịt sẽ làm rối loạn sự trao đổi chất trong cơ thể, làm hạn chế quá trình bài tiết chất cặn bã trong nước tiểu, tạo điều kiện để các chất này lắng cặn và gây sỏi thận, sỏi tiết niệu (ảnh minh họa)
– Ăn quá nhiều thịt sẽ khiến cho thận phải chuyển hóa lượng lớn protein, làm hạn chế quá trình bài tiết chất cặn bã, tạo điều kiện để các chất này lắng cặn và gây sỏi trong thận, cũng như đường tiết niệu.
– Quá trình trao đổi protein từ thịt động vật còn để lại lượng axit đáng kể trong cơ thể, gây giảm nồng độ pH nước tiểu, kích thích bài tiết chất canxi và cystine gây ra sỏi. Ngoài ra chúng còn làm giảm bài tiết citrat – chất giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi.
Cần lưu ý gì để phòng ngừa sỏi thận, sỏi tiết niệu?
Không chỉ ăn quá nhiều thịt mà uống ít nước, ăn quá nhiều muối, thực phẩm có hàm lượng oxalat cao, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo và ít vận động cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý này. Vì vậy, hãy giữ cho mình chế ăn uống và sinh hoạt khoa học để hạn chế nguy cơ hình thành sỏi thận, sỏi tiết niệu:
Ăn vừa đủ lượng protein từ động vật (các loại thịt)
Bạn nên ăn uống điều độ giữa các loại thịt, rau, không nên ăn quá nhiều thịt, hơn nữa do thể trạng mỗi người là khác nhau nên để biết lượng protein cần thiết cho cơ thể bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng.
Uống đủ nước mỗi ngày (2-3 lít nước/ngày)
Sỏi thận dễ dàng hình thành khi cơ thể bị mất nước, thiếu nước trong thời gian dài làm cho nước tiểu đặc lại và các chất cặn bã trong nước tiểu không thể đào thải hết ra ngoài và tích tụ lại gây sỏi đường tiết niệu. Vì vậy, uống đủ nước sẽ hạn chế tình trạng trên.
Ăn uống điều độ các loại thực phẩm
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc dân gian chữa đi tiểu nhiều lần trong ngày
Ăn uống điều độ, tránh bổ sung quá nhiều một loại thực phẩm là giải pháp để ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận, sỏi tiết niệu (ảnh minh họa)
Không bỏ bữa, hạn chế ăn quá mặn, tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, oxalat (trà, socola…)… Không sử dụng các đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc lá… Bổ sung các thực phẩm chứa canxi như sữa, sữa chua một cách khoa học, vì việc dư thừa hoặc thiếu hụt canxi để có thể gây nên sỏi đường tiết niệu.
Tập thể dục hàng ngày
Rèn luyện sức khỏe thường xuyên không chỉ giúp thận đào thải các chất cặn thải có trong nước tiểu ra ngoài tốt hơn mà còn giúp tăng cường sự dẻo dai và sức đề kháng cho cơ thể.
Đồng thời không nên làm việc quá sức, thức khuya mà thay vào đó là một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Khám sức khỏe định kỳ
Đi khám sức khỏe định kỳ giúp bạn nắm rõ tình trạng sức khỏe bản thân, có biện pháp bổ sung chất phù hợp, tránh dư thừa hoặc thiếu chất dẫn đến sự hình thành sỏi. Đồng thời, khám sức khỏe thường xuyên giúp chúng ta phát hiện ra những bệnh lý đang tiềm ẩn trong cơ thể để có biện pháp xử trí kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Lấy sỏi thận qua da – phương pháp điều trị sỏi thận to
Thăm khám sức khỏe thận – tiết niệu với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn biện pháp phòng ngừa sỏi thận, sỏi tiết niệu hiệu quả
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.