Đột quỵ hay cơn thiếu máu não thoáng qua đều là tình trạng nghiêm trọng liên quan tới thiếu máu não cục bộ. Nếu người bệnh không được chẩn đoán và xử trí kịp thời, nguy cơ để lại các di chứng nặng nề, thậm chí có thể gây tử vong trong “gang tấc”.
Bạn đang đọc: Nguy cơ thiệt mạng do thiếu máu não cục bộ thoáng qua
1. Hiểu đúng thiếu máu não thoáng qua
Thiếu máu não thoáng qua hay đột quỵ nhẹ là một giai đoạn rối loạn chức năng thần kinh ngắn. Nguyên nhân do thiếu máu võng mạc hoặc thiếu máu não. Các triệu chứng của bệnh thường kéo dài dưới 1 giờ và không có bằng chứng nhồi máu não.
2. Nguyên nhân do đâu?
– Xơ vữa động mạch gây tắc nhánh động mạch não
– Giảm lưu lượng máu toàn thể hoặc cục bộ do: hạ huyết áp thế đứng, chít hẹp hệ động mạch, loạn nhịp tim, tăng độ nhớt của máu,…
Đó là những nguyên nhân gây thiếu máu cục bộ thoáng qua.
3. Biểu hiện thiếu máu não cục bộ thoáng qua
3.1 Biểu hiện trên lâm sàng thiếu máu não cục bộ thoáng qua
Các tổn thương cục bộ, khởi phát đột ngột, thường kéo dài từ 2-20 phút và tự hết. Các tổn thương xảy ra ở hệ tuần hoàn não trước và sau cụ thể như sau.
Tổn thương hệ tuần hoàn não trước:
– Yếu nửa người
– Rối loạn cảm giác nửa người
– Rối loạn ngôn ngữ
– Mù một mắt thoáng qua
Tổn thương hệ tuần hoàn não sau:
– Yếu nửa người hoặc tứ chi
– Mất thị lực
– Rối loạn phối hợp vận động và thăng bằng
Tìm hiểu thêm: Rối loạn tiền đình: ai dễ mắc?
3.2 Biểu hiện cận lâm sàng thiếu máu não cục bộ thoáng qua
– Sinh hóa máu: rối loạn lipid máu, tăng lipoprotein
– Điện tim: rung nhĩ và một số dạng loạn nhịp tim
– Siêu âm tim: tổn thương van tim, suy chức năng tim,…
– Siêu âm tổn thương ở hệ tuần hoàn não trước và sau: có thể thấy biểu hiện xơ vữa động mạch, dày lớp nội trung mạc động mạch.
– Chụp cắt lớp vi tính (MSCT) hoặc cộng hưởng từ: đánh giá tình trạng mạch máu não và cho phép chẩn đoán loại trừ một số bệnh lý liên quan.
– Siêu âm Doppler xuyên sọ: đánh giá lưu lượng tuần hoàn ở động mạch lớn tại não, động mạch mắt. Chỉ được áp dụng ở một số cơ sở chuyên khoa.
4. Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý khác
– Đau nửa đầu (migraine): đau đầu kèm theo buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động. Đau đầu có thể kéo dài 30 phút hoặc lâu hơn.
– Ngất: thường có tiền sử bệnh tim mạch, đột ngột mất ý thức, không có triệu chứng thần kinh khu trú.
– Động kinh cục bộ: Khởi phát đột ngột tại một điểm sau đó lan sang các vị trí khác, có biểu hiện rõ rệt của bệnh thần kinh.
– Mất trí nhớ thoáng qua: thường gặp ở người già, hỏi đi hỏi lại một câu hỏi.
– Hạ đường huyết: khi bị hạ đường huyết người bệnh có thể có biểu hiện hoa mắt, đau đầu, mất trí nhớ thoáng qua.
5. Xử trí và điều trị dự phòng
Bệnh nhân nghi ngờ thiếu máu não thoáng qua cần được chẩn đoán và xử trí sớm vì nguy cơ gây đột quỵ sau này rất cao, những can thiệp ngay khi có dấu hiệu báo trước này có thể giúp ngăn ngừa được nguy cơ đột quỵ.
Do đó, khi bị thiếu máu não thoáng qua tuy có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay tại thời điểm đó, nhưng có thể tiềm ẩn mối đe dọa (đột quỵ não) sau này.
Các nghiên cứu cho thấy có hơn 90% người bị đột quỵ để lại các di chứng về sau. Chỉ 1,5-3% người bệnh bị đột quỵ được đưa vào cấp cứu trong “giờ vàng”. Trong đó rất nhiều trường hợp mất mạng nhanh chóng khi chưa được đưa tới bệnh viện (đột tử). Chính vì vậy, khi có biểu hiện này bạn cần xử trí sớm và khảo sát yếu tố nguy cơ, để có kế hoạch điều trị dự phòng tốt.
Các xét nghiệm thường quy sẽ giúp chẩn đoán loại trừ triệu chứng thần kinh do nhiều nguyên nhân như tăng đường huyết, hạ natri máu, tăng tiểu cầu. Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý thần kinh như: cơn động kinh; đau đầu vận mạch có tiền triệu, ngất; cơn đau do chèn ép các dây thần kinh ngoại biên; cơn chóng mặt do bệnh lý tiền đình ngoại biên hoặc hạ đường huyết, suy gan, suy thận gây xáo trộn về hành vi và vận động.
5.1 Xử trí sớm cơn thiếu máu
Nếu xuất hiện cơn thiếu máu não thoáng qua, bạn nên đi làm xét nghiệm để khảo sát các yếu tố nguy cơ như: chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm máu, điện tim, siêu âm tim, siêu âm hệ động mạch cảnh và hệ động mạch đốt sống – thân nền.
Điều trị chủ yếu là nội khoa sử dụng các thuốc chống kết tập tiểu cầu, kiểm soát huyết áp, thuốc hạ lipid máu nhóm statin,… Các bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim (đặc biệt là rung nhĩ) cần điều trị rối loạn nhịp tim.
Điều trị khẩn cấp người bệnh nội trú hay ngoại trú rất cần thiết. Thuận lợi bệnh nhân nội trú có thể điều trị tiêu sợi huyết sớm và các triệu chứng nội khoa khác nếu triệu chứng tái phát. Tuy nhiên điều trị tiêu sợi huyết khá tốn kém vì vậy ngay khi có biểu hiện sớm bạn nên đi thăm khám.
Đối với bệnh nhân ngoại trú cần thực hiện nhanh chóng các chẩn đoán cận lâm sàng sau:
– Chụp cắt lớp vi tính (MSCT) hoặc chụp MRI não
– Chụp mạch máu CTA, MRA và siêu âm
– Điện tim
Triệu chứng thiếu máu não thoáng qua xảy ra trong 2 tuần phải đi thăm khám để xác định nguyên nhân thiếu máu và điều trị phòng ngừa. Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ hướng dẫn nhập viện cấp cứu nếu triệu chứng tiếp tục tái diễn.
– Chẩn đoán hình ảnh: CT hay MRI não có thể chẩn đoán sớm nhồi máu não. Phân biệt sớm sau khởi phát triệu chứng. Xác định không những chỉ có thiếu máu xảy ra mà còn có cả yếu tố nhồi máu.
– Khảo sát mạch máu não: Một yếu tố rất quan trọng trong đánh giá thiếu máu thoáng qua và đột quỵ có tổn thương tắc mạch máu lớn cung cấp máu cho vùng bị ảnh hưởng hay không.
>>>>>Xem thêm: Khắc phục chứng đau nửa đầu chóng mặt
5.2 Điều trị dự phòng
Xây dựng lối sống lành mạnh:
– Tập thể dục
– Hạn chế uống bia, rượu
– Béo phì
– Ăn nhiều hoa quả, rau xanh
– Hạn chế ăn nhiều đồ ăn nhiều giàu mỡ, chất béo
Làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện yếu tố nguy cơ và xử trí triệt để nếu có như:
– Rối loạn Lipid máu
– Đái tháo đường
– Rung nhĩ
– Hẹp mạch cảnh không triệu chứng
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh thiếu máu não cục bộ thoáng qua, để không chủ quan với căn bệnh này. Đối với những cơn thiếu máu thoáng qua, việc thăm khám định kỳ có ý nghĩa rất lớn trong việc phát hiện bệnh sớm. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên bỏ qua những dấu hiệu dù là nhỏ nhất. Hãy đi khám ngay khi có bất cứ bất thường nào.