Bệnh thấp tim hay bệnh thấp khớp cấp thường gặp ở thiếu nhi và thanh thiếu niên. Khi mắc bệnh lý này trẻ có thể phải đối diện với nguy cơ tổn thương tim mạch do bệnh thấp khớp cấp cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.
Bạn đang đọc: Nguy cơ tổn thương tim mạch do bệnh thấp khớp cấp
Nguy cơ tổn thương tim mạch do bệnh thấp khớp cấp
Bệnh thấp khớp có thể gây ra những tổn thương tới khớp xương nhưng ngoài ra chúng có thể gây ảnh hưởng tới 3 phần của tim là màng tim trong, viêm cơ tim hay viêm màng ngoài tim. Có tới 25% người bị khớp có thể tổn thương tới tim khớp mà các bác sĩ thống kê được tại các bệnh viện lớn hàng đầu cả nước.
Khi bị biến chứng ảnh hưởng tới tim bệnh nhân thường gặp phải một số triệu chứng như: nhịp tim nhanh, tức ngực, khó thở, đánh trống ngực, đau ngực trái, suy tim, phù tím tái, gan to… hay nặng hơn là có thể để lại di chứng ở van tim gây tử vong.
Khi bị tổn thương tim mạch do bệnh thấp khớp thấp, bệnh nhân thường có biểu hiện:
Nguy cơ tổn thương tim mạch do bệnh thấp khớp.
– Tức ngực, khó thở.
– Nhịp tim tăng nhanh.
– Đánh trống ngực.
– Đau ngực trái.
– Gan to.
– Suy tim, phù tím tái…
– Nặng hơn bệnh có thể để lại di chứng ở van tim và dẫn đến tử vong.
Triệu chứng của một đợt thấp khớp cấp có thể kéo dài trong nhiều tháng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Phòng ngừa bệnh thấp khớp cấp
Để phòng ngừa các bệnh thấp khớp cấp ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Chú ý chăm sóc trẻ một cách cẩn thận, không nên coi thường khi trẻ mắc các bệnh về hô hấp. Đưa trẻ đi khám và điều trị triệt để các bệnh viêm họng, viêm phế quản, viêm da. Hướng dẫn trẻ biết cách giữ vệ sinh thân thể, rửa tay thường xuyên, đánh răng và súc miệng vệ sinh mũi họng, đi ra ngoài nên đeo khẩu trang cẩn thận.
Tìm hiểu thêm: Phương pháp điều trị phình mạch não phổ biến hiện nay
>>>>>Xem thêm: Đột quỵ ở người trẻ: Nguyên nhân xảy ra, cách phòng tránh
Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên
Khi phát hiện trẻ với các triệu chứng thấp khớp cấp cần ngay lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế, cho trẻ nghỉ ngơi và đi lại nhẹ nhàng, tuyệt đối không chạy nhảy, chơi thể thao. Cần điều trị tích cực trong giai đoạn đầu của bệnh để giảm các triệu chứng và biến chứng nặng nề.
Sau giai đoạn cấp tính cần điều trị dự phòng cho trẻ, đây là một bệnh cần dự phòng kháng sinh kéo dài, thường từ 5 năm nếu chưa có biểu hiện ở cơ tim và không có đợt tái phát bệnh. Nếu có tổn thương cơ tim cần dự phòng đến khi 25 tuổi.
Chủ động thăm khám sức khỏe cho trẻ định kỳ thường xuyên ít nhất 1-2 lần 1 năm.
Với những thông tin trên đây nếu bạn đọc còn băn khoăn cần được giải đáp cụ thể vui lòng liên hệ bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 55 88 92 để được hỗ trợ.