Nguy cơ ung thư từ trong bếp ít ai ngờ tới

Thủ phạm gây ung thư không chỉ có thuốc lá, môi trường ô nhiễm hay chế độ ăn uống kém khoa học đâu bạn nhé! Ngay trong gian bếp mỗi gia đình cũng có thể có yếu tố nguy cơ mà ít ai ngờ tới.

Bạn đang đọc: Nguy cơ ung thư từ trong bếp ít ai ngờ tới

Khí hậu nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam cùng với thói quen nấu nướng, vệ sinh của nhiều gia đình đôi khi lại tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn như nấm mốc sinh sôi, đặc biệt là trong căn bếp – nơi chế biến đồ ăn hằng ngày cho cả gia đình.

1. Aflatoxin là gì?

Có khoảng 50 loài nấm mốc và khoảng 100 loại độc tố do nấm mốc sinh ra, trong đó có khoảng 20 loài độc tố có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người và động vật khi sử dụng các loại thực phẩm quen thuộc. Một trong số đó là Aflatoxin. Đây là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài Aspergillus, là một loại nấm mốc.

Nguy cơ ung thư từ trong bếp ít ai ngờ tới

Có khoảng 50 loài nấm mốc và khoảng 100 loại độc tố do nấm mốc sinh ra

Độc tính aflatoxin tương đương gấp 10 lần lượng kali xyanua và gấp 68 lần so với asen. Khi nhiễm độc aflatoxin có các đặc điểm lâm sàng như gây ngộ độc cấp tính, ngộ độc mãn tính và gây ung thư. Ngoài ra nó có thể gây dị dạng và gây đột biến.

2. Aflatoxin gây ung thư như thế nào?

Aflatoxin có thể gây ung thư gan, dạ dày, thận, trực tràng, vú, buồng trứng và ruột non, cũng có thể gây quái thai. Các triệu chứng ngộ độc aflatoxin bao gồm: sốt, nôn, chán ăn, vàng da, chướng bụng, phù chân tay. Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể suy gan gây tử vong.

Tìm hiểu thêm: Làm sao để xử lý tình trạng nhổ răng còn sót chân an toàn?

Nguy cơ ung thư từ trong bếp ít ai ngờ tới

Các triệu chứng ngộ độc aflatoxin thường là sốt, nôn mửa, chán ăn, vàng da

Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của nấm aspergillus là 26°C – 28°C, nhiệt độ càng cao, tốc độ tăng trưởng càng nhanh. Một khi ở trong môi trường có nhiệt độ từ 28°C – 33°C và độ ẩm 80% – 90%, nấm aspergillus bài tiết độc tố rất nhanh.

3. Những loại thực phẩm nào dễ bị nhiễm aflatoxin?

Các loại hạt rất dễ bị nấm mốc

  • Đậu phộng, quả óc chó, hạt dưa, hạt hướng dương, hạt dẻ, nhân hạt thông… Nếu các hạt có màu hơi vàng hoặc thậm chí đen, có vị đắng, vỏ nhăn đổi màu, và có dấu hiệu của nấm mốc, rất có thể đã bị nhiễm aflatoxin cần phải loại bỏ. Đặc biệt là lạc – thuộc loại hạt có dầu – rất phù hợp cho sự phát triển của nấm mốc aspergillus flavus và aspergillus parasiticus và sản sinh ra độc tố aflatoxin.
  • Các loại hạt mọc mầm: Aflatoxin được chứng minh được phát triển nhanh hơn trong môi trường ẩm ướt, vì vậy với các loại hạt mọc mầm thì nguy cơ nhiễm độc tăng lên gấp nhiều lần.
  • Thực phẩm lên men tự chế biến: khi quá trình lên men hoàn tất, trên bề mặt của thực phẩm lên men có thể xuất hiện nấm mốc thường có váng màu trắng, đen hoặc nhầy nhớt – dấu hiệu cơ bản của việc nhiễm độc aflatoxin.

4. Ngăn ngừa ngộ độc aflatoxin thế nào?

Nguy cơ ung thư từ trong bếp ít ai ngờ tới

>>>>>Xem thêm: Biểu hiện mang thai như thế nào?

Bạn nên mua thực phẩm tươi, bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thấp, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời.

  • Nên mua thực phẩm tươi, bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thấp, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời.
  • Bảo đảm thực phẩm khô
  • Không sử dụng các thực phẩm khổ như như lạc, đậu hay gạo nếu đã bị mốc. Nhiều người vì tiết kiệm vẫn chà sạch mốc, vo rửa kỹ hoặc đem phơi, sấy khô để dùng lại tuy nhiên cách làm này không giúp loại bỏ nguy cơ nhiễm độc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *