Nguy cơ vỡ mạch máu não khi đột quỵ do tăng huyết áp

Huyết áp cao là một nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não. Đột quỵ xảy ra khi có hiện tượng tắc mạch não, xuất huyết não. Bệnh thường phổ biến hơn ở người lớn tuổi với nhiều di chứng nặng nề khó phục hồi. Đặc biệt khi bệnh nhân bị vỡ mạch máu não trong trường hợp đột quỵ do tăng huyết áp.

Bạn đang đọc: Nguy cơ vỡ mạch máu não khi đột quỵ do tăng huyết áp

1. Tình trạng đột quỵ do tăng huyết áp là gì?

1.1 Vì sao có tình trạng vỡ mạch máu não khi bị đột quỵ do tăng huyết áp?

Tai biến mạch máu não hay đột quỵ não là tình trạng máu nuôi dưỡng tế bào não ít hoặc không đến được bởi hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch não hay vỡ mạch máu não. Căn bệnh này thường thấy ở người lớn tuổi bởi xơ vữa động mạch hoặc tăng huyết áp.

Đột quỵ não là tình trạng não tổn thương đột ngột bởi thiếu máu khiến não bộ ngưng hoạt động hoặc chết đi trong thời gian ngắn khiến cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những biểu hiện của bệnh thường gồm: tay chân tê bì, cơ thể suy yếu, liệt, không nói được, miệng méo xệch, mắt nhìn không rõ, hôn mê…

Nhiều trường hợp có thể tử vong nhanh chóng, tàn phế suốt đời, tuổi thọ giảm hoặc giảm khả năng lao động ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

1.2 Tìm hiểu về vỡ mạch máu não khi mắc đột quỵ do huyết áp tăng cao

Một số trường hợp đột quỵ xảy ra do tắc mạch não bởi mảng xơ vữa động mạch dày khiến lòng mạch hẹp hoặc hình thành cục máu đông. Mạch máu có thể bị vỡ bởi tăng huyết áp khiến cho não bị xuất huyết nên chèn ép lên não.

Nguy cơ vỡ mạch máu não khi đột quỵ do tăng huyết áp

Nhiều trường hợp, Mạch máu có thể bị vỡ bởi tăng huyết áp khiến cho não bị xuất huyết nên chèn ép lên não

Thông thường, rất khó để phân biệt được tắc mạch hay vỡ mạch máu não chỉ qua những dấu hiệu lâm sàng mà cần phân biệt thông qua đánh giá các yếu tố tiền sử bệnh, yếu tố tiền căn và những xét nghiệm, chụp chiếu như MRI, CT não.

Một vài trường hợp, triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện đột ngột và tiến triển trong một vài giờ. Những triệu chứng thần kinh ở khu vực tưới máu động mạch sẽ tổn thương nhưng bởi các động mạch liên kết với nhau nên có thể cấp máu bù.

Đột quỵ là bệnh nguy hiểm thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi, đặc biệt với người có tiền sử bệnh xơ vữa động mạch, tiểu đường, mạch vành, van tim, rối loạn lipid máu, thừa cân béo phì, hút thuốc lá, tâm lý không ổn định…

Người bệnh nên lưu ý tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm tại các cơ sở y tế, qua đó đánh giá khách quan tình trạng sức khỏe, sàng lọc và loại bỏ nguy cơ đột quỵ từ những bệnh lý liên quan. Qua đó xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh ngăn chặn đột quỵ xảy ra.

2. Phòng ngừa và ngăn chặn đột quỵ do tăng huyết áp

2.1 Những nguyên tắc quan trọng trong phòng đột quỵ do tăng huyết áp

Để phòng ngừa đột quỵ bởi cao huyết áp cần tuân thủ những chế độ phòng bệnh như:

– Phòng đột quỵ do tăng huyết áp cấp 1 qua những hành động với mục đích ngăn các tác nhân xấu khiến bệnh xảy ra.

– Phòng đột quỵ cấp 2 qua sàng lọc sớm bệnh ở giai đoạn chưa có triệu chứng, có thể áp dụng điều trị sớm chặn bệnh xuất hiện.

– Phòng đột quỵ do tăng huyết áp cấp 3 với mục tiêu tránh những di chứng và biến chứng của bệnh có thể gặp phải.

Cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới đột quỵ với những triệu chứng mơ hồ khiến người bệnh dễ nhầm lẫn. Người cao huyết áp có nguy cơ đột quỵ tăng 3-4 lần so với người bình thường, bao gồm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Cao huyết áp thường nguy hiểm nhưng có thể giảm triệu chứng nếu người bệnh theo dõi huyết áp để can thiệp về mức ổn định đồng thời phát hiện sàng lọc sớm nguy cơ đột quỵ từ tình trạng này.

Tìm hiểu thêm: Đau vùng dưới tim là bệnh gì? gắng sức làm việc nặng

Nguy cơ vỡ mạch máu não khi đột quỵ do tăng huyết áp

Để bảo vệ sức khỏe, người bệnh nên kiểm soát tốt huyết áp của mình

Người mắc bệnh cao huyết áp cần kiểm soát và khống chế huyết áp, đồng thời sử dụng thuốc hạ áp theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt, hạn chế tối đa tác dụng phụ. Mức huyết áp lý tưởng nhất là 120/80 mmHg, trên mức 140/90 mmHg là cao huyết áp.

Tuy nhiên khi sử dụng thuốc hạ áp cần lưu ý đúng chỉ định, không bỏ thuốc hay giãn cách mà nên uống liên tục kể cả khi huyết áp đã về bình thường.

2.2 Kiểm soát lối sống, chế độ dinh dưỡng để phòng ngừa đột quỵ, cao huyết áp

Chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hàng ngày có ảnh hưởng không nhỏ tới kiểm soát huyết áp và phòng chống đột quỵ. Những thói quen sống cần kiểm soát để phòng bệnh gồm:

– Bỏ thói quen hút quá nhiều các loại thuốc lá, thuốc lào. Đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao: người già, người có nhiều bệnh lý nền liên quan, người có tiền sử đột quỵ thoáng qua…

– Hạn chế ăn quá mặn, sử dụng nhiều muối trong bữa ăn hàng ngày

– Giữ mức cân nặng hợp lý, hạn chế béo phì hoặc tập luyện giảm béo phì

– Tập thể dục, tập luyện sức khỏe ít nhất 30 phút mỗi ngày

– Giữ tâm lý thoải mái, ổn định, tránh stress dẫn tới cao huyết áp

– Ăn ít những nhóm đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.

Nguy cơ vỡ mạch máu não khi đột quỵ do tăng huyết áp

>>>>>Xem thêm: Đừng chủ quan trước nguy cơ bị hở van tim 3 lá

Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều chất béo giúp giảm nguy cơ đột quỵ

Nếu có tiền sử đái tháo đường cần duy trì chỉ số đường huyết mức trung bình để hạn chế nguy cơ đột quỵ và tử vong. Đặc biệt, người bệnh cần kiểm tra lipid máu định kỳ gồm cholesterol toàn phần, LDL-C, triglycerid và HDL-C sau khi nhịn đói 10-12 tiếng.

Tăng huyết áp có thể khiến người bệnh bị vỡ mạch máu não khi đột quỵ, đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm và có thể dẫn tới nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong nhanh chóng nếu không được can thiệp kịp thời. Do đó, người bệnh có nguy cơ cao nên chủ động thăm khám để phòng tránh mọi khả năng có thẻ xảy ra ảnh hưởng tới sức khỏe.

Đột quỵ là bệnh nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng tuy nhiên người bệnh hoàn toàn có thể bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bản thân thông qua lối suy nghĩ lạc quan, thái độ hợp tác trong điều trị và sự chủ động trong sàng lọc và kiểm soát nguy cơ bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *