Ngứa quanh vùng kín là triệu chứng “khó nói” nhưng lại khá phổ biến ở nữ giới. Hiện tượng này có thể do vệ sinh không cẩn thận, bị dị ứng với dung dịch tẩy rửa hoặc quan hệ tình dục không an toàn. Nếu hiện tượng này chấm dứt sau khi đã khắc phục thì không đáng lo. Tuy nhiên trường hợp ngứa kéo dài kèm theo triệu chứng khác thì có thể chị em đang mắc một số bệnh phụ khoa.
Bạn đang đọc: Nguy hiểm tiềm ẩn của hiện tượng ngứa quanh vùng kín phụ nữ
1. Tìm hiểu hiện tượng chị em bị ngứa vùng kín
1.1 Ngứa xung quanh vùng kín là biểu hiện của bệnh lý nào?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu hiện tượng ngứa xung quanh vùng kín kéo dài có thể do nhiều bệnh lý gây nên, cụ thể là những bệnh sau:
– Nấm âm đạo gây ngứa quanh vùng kín: Đây được xem là một trong những “thủ phạm” chính gây nên ngứa ngáy vùng kín. Có nhiều loại nấm hoặc kí sinh trùng có thể gây bệnh, điển hình là nấm Candida và Trichomonas. Chúng có khả năng xâm nhập vào bên trong âm đạo và làm mất cân bằng độ pH, gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí khiến vùng kín có mùi hôi.
Nấm âm đạo là một trong những “thủ phạm” chính gây nên ngứa quanh vùng kín
– Bệnh sùi mào gà: Bệnh do virus HPV gây ra, tấn công vào cơ quan sinh dục, làm xuất hiện các nốt mụn sùi có hình dạng như súp lơ ở bên trong và bên ngoài. Khi những u sùi này phát triển nhất ở khu vực ngoài âm đạo chúng có thể làm vùng kín bị ngứa, viêm nhiễm do sự cọ xát với quần áo nhiều.
– Bị rận mu: Rận mu là loại kí sinh trùng sống bám dưới chân lông mu vùng kín, có màu trắng dễ lẫn vào da nên rất khó phát hiện. Rận mu có khả năng hút máu, lây nhiễm nhanh chăn màn quần áo dẫn đến cảm giác ngứa ngáy ở cả nam và nữ.
– Mụn rộp sinh dục: Mụn rộp ((Herpes sinh dục – Genital Herpes) là loại mụn nước li ti mọc quanh vùng kín. Bệnh có thể bị lây nhiễm qua đường tình dục, dễ bị vỡ gây lở loét, đau rát và ngứa ngáy cho người bệnh.
– Viêm cổ tử cung gây ngứa quanh vùng kín: Viêm lộ tuyến cổ tử cung hoặc viêm cổ tử cung là hai bệnh có triệu chứng điển hình là ngứa vùng kín, kèm theo các triệu chứng khác như chảy máu khi quan hệ, kinh nguyệt không đều,…
– Viêm nang lông: Viêm nang lông vùng kín thường gặp ở những đối tượng hay cạo, tẩy lông vùng kín, không vệ sinh sạch sẽ, không lau khô sau khi rửa hoặc tắm, mặc đồ lót quá chật,… sẽ tạo ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, bứt rứt.
1. 2 Ngứa xung quanh vùng kín có nguy hiểm không?
Hiện tượng này làm cho người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, mất tự tin, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Nếu ngứa vùng kín do vệ sinh không sạch sẽ, dị ứng sữa tắm, dung dịch tẩy rửa, chấm dứt sau thời gian ngắn thì không có gì lo lắng. Tuy nhiên nếu là do bệnh lý phụ khoa gây nên thì sẽ ngày càng có chuyển biến nghiêm trọng khi không được điều trị kịp thời. Cụ thể là vi khuẩn, vius gây bệnh phát triển, lây lan sang cơ quan khác và gây ra những bệnh nguy hiểm như tắc ống dẫn trứng, viêm nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung,…
Nguy hiểm hơn đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, ngứa vùng kín kéo dài sẽ là yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Đặc biệt với phụ nữ sinh thường, vi khuẩn rất dễ dính vào cơ thể em bé gây nên viêm da, viêm đường hô hấp,…
Do đó, khi ngứa vùng kín kèm theo những dấu hiệu sau, các chị em cần phải đi khám bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh:
Tìm hiểu thêm: Những triệu chứng cảnh báo nên khám tầm soát ung thư phổi sớm
Ngứa vùng kín nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những bệnh nguy hiểm như tắc ống dẫn trứng, viêm nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung
– Lớp da tại vùng ngứa bị sần sùi, mẩn đỏ, sưng tấy, tróc vảy, nổi mụn li ti.
– Thường xuyên cảm giác ngứa ngáy liên tục ở vùng kín.
– Có mụn nước li ti hoặc mụn thịt xuất hiện ngày càng nhiều ở vùng kín.
– Một số trường hợp bị ngứa do nấm, vi khuẩn xâm nhập có thể thấy sự thay đổi bất thường của khí hư về màu sắc, số lượng, và có mùi hôi khó chịu.
2. Nên điều trị ngứa quanh vùng kín như thế nào để đạt hiệu quả?
Để điều trị hiệu quả ngứa xung quanh vùng kín, các chị em nên tìm đến bệnh viện uy tín để thăm khám, chẩn đoán bệnh và điều trị chính xác. Bác sĩ chuyên khoa tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ngứa ngáy, từ đó kê đơn thuốc hoặc có phương pháp can thiệp phù hợp. Các phương pháp thường hay sử dụng như:
– Chữa trị bằng nội khoa (thuốc): bệnh nhân có thể dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi để giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu xung quanh vùng kín, làm dịu vùng da mẩn đỏ, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Với những người bị rận, bác sĩ kê thuốc trị rận để loại bỏ nhanh chóng ra khỏi vùng kín.
>>>>>Xem thêm: Ung thư trực tràng giai đoạn III sống được bao lâu?
Chị em cần thăm khám phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện những bệnh lý nguy hiểm
– Sử dụng phương pháp ALA PDT (phương pháp quang động học) giúp điều trị sùi mào gà, tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh. Ngoài ra phương pháp này còn có khả năng tái tạo các mô bị tổn thương rất hiệu quả.
Ngoài ra, để hỗ trợ việc điều trị ngứa vùng kín đạt hiệu quả cao nhất, các chị em lưu ý một số điều sau:
– Tuyệt đối không áp dụng những phương pháp điều trị truyền miệng chưa được kiểm chứng hoặc tự ý sử dụng loại thuốc ngoài đơn của bác sĩ.
– Khi bị ngứa hạn chế gãi mạnh để không dẫn tới nhiễm trùng, làm tổn thương nặng hơn vùng da bị ngứa.
– Ưu tiên sử dụng những dung dịch tẩy rửa lành tính, một số trường hợp bệnh nặng sẽ được khuyên ngưng dùng trong thời gian nhất định.
– Không mặc quần lót chật, có chất liệu gây bí nóng, giữ vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ.
– Quan hệ tình dục an toàn để tránh những bệnh có khả năng lây nhiễm cao qua đường tình dục.
Trên đây là những thông tin về bệnh lý tiềm ẩn khi nữ giới bị ngứa quanh vùng kín. Các chị em phụ nữ nên chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân, khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào liên quan đến vùng kín cần thực hiện thăm khám ngay để tránh mắc bệnh phụ khoa không mong muốn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.