Alzheimer là một trong những nguyên nhân gây sa sút trí tuệ, ảnh hưởng đến hành vi và suy nghĩ của con người. Cùng tìm hiểu nguyên nhân Alzheimer khởi phát, những ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh và cách phòng tránh qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân Alzheimer khởi phát và biện pháp phòng ngừa
1. Alzheimer là gì?
Alzheimer hay còn gọi là bệnh đãng trí, gây ra tình trạng mất nhận thức, mất trí nhớ và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, Alzheimer không phải là sự lão hóa bình thường, vì vậy đừng nhầm lẫn Alzheimer với bệnh suy giảm trí nhớ ở người già. Đến nay, nguyên nhân Alzheimer khởi phát vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Triệu chứng Alzheimer thường gặp gồm:
– Đãng trí, giảm khả năng ghi nhớ và nhận thức. Người bệnh thường quên những việc vừa xảy ra, khả năng tập trung kém, khó khăn trong liên kết các sự việc ở quá khứ. Họ có thể quên tên người quen, kể một câu chuyện nhiều lần hoặc hỏi đi hỏi lại một câu.
– Không thể hoặc khó diễn đạt bằng lời, giảm khả năng phán đoán và khó khăn khi đưa ra quyết định
– Tâm trạng và tính cách thay đổi, hay lo lắng, sợ hãi, luôn nghi ngờ người xung quanh
– Nhầm lẫn giữa các mốc thời gian, quên ngày tháng, mùa và các chuyển biến thời gian
– Không nhớ việc mình đã làm, đặt đồ sai vị trí nên hay nghi ngờ người khác lấy cắp đồ
– Sợ tiếp xúc và tham gia các hoạt động xã hội
2. Nguyên nhân Alzheimer khởi phát
Nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh Alzheimer hiện tại vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, dưới đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển của bệnh.
2.1 Nguyên nhân Alzheimer do tuổi tác
Tuổi tác không phải là nguyên nhân dẫn đến Alzheimer nhưng nó là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng nhất đối với bệnh này. Khi bạn càng lớn tuổi thì quá trình lão hóa càng nhanh và khả năng mắc bệnh Alzheimer càng cao.
Tuy nhiên, không phải chỉ những người lớn tuổi mới mắc Alzheimer mà những người từ 20 đến 65 cũng có nguy cơ bị mắc. Đây gọi là bệnh Alzheimer khởi phát sớm, do lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh.
2.2 Di truyền – Nguyên nhân Alzheimer hiếm gặp
Người có bố mẹ hoặc anh chị em trong nhà mắc Alzheimer thì có khả năng mắc bệnh cao khi lớn tuổi. Nguy cơ sẽ tăng cao khi có hơn một người trong gia đình mắc bệnh. Tuy nhiên, đây là một nguyên nhân hiếm gặp, chỉ chiếm 1% các trường hợp.
2.3 Các yếu tố nguy cơ khác
– Chấn thương đầu: Các chấn thương đầu đặc biệt là chấn thương dẫn đến đến bất tỉnh có nguy cơ gây mất trí nhớ và gây bệnh Alzheimer cao.
– Hội chứng Down: Trẻ sơ sinh mắc hội chứng Down có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer. Bệnh có xu hướng khởi phát sớm hơn 10 đến 20 năm ở người mắc hội chứng Down.
– Người hút nhiều thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc, uống rượu, bia quá mức
– Người bị mất ngủ, khó ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém
– Mắc các bệnh lý như huyết áp cao, bệnh tiểu đường, cholesterol cao,…
– Người bị trầm cảm, người bị cô đơn hoặc xã hội cô lập
Tìm hiểu thêm: Làm thế nào để cải thiện máu lên não?
3. Phòng ngừa bệnh Alzheimer
Vì nguyên nhân Alzheimer không rõ ràng nên hiện nay vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, thay đổi lối sống lành mạnh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh và trì hoãn khởi phát bệnh Alzheimer.
3.1 Thường xuyên luyện tập trí não
Nếu việc học tập và công việc hàng ngày luôn căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể bạn sẽ dễ mất tập trung, chán nản. Đặc biệt trí não không được luyện tập thường xuyên sẽ dễ dẫn đến suy giảm trí nhớ.
Vì vậy, hãy dành ra 15 – 20 mỗi ngày để rèn luyện trí não của bạn. Các hoạt động được ưu tiên là: đọc sách, học ngoại ngữ, chơi nhạc cụ, học vẽ tranh, chơi cờ,…
3.2 Tập thể dục thường xuyên
Theo nghiên cứu, tập thể dục 5 ngày/tuần, mỗi ngày 30 phút có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer lên đến 50%. Vận động cơ thể có thể giúp lưu thông mạch máu, thư giãn đầu óc, cải thiện sức khỏe,… từ đó giảm nguy cơ gây bệnh. Để tạo thói quen tốt khi tập thể dục và tránh lười biếng, bạn có thể đổi địa điểm tập ngoài trời, rủ bạn bè đi cùng hoặc đi bộ ngắm cảnh,…
3.3 Tham gia các hoạt động xã hội
Giao tiếp với mọi người xung quanh không chỉ nâng cao tinh thần mà còn cải thiện vấn đề giao tiếp. Ngoài ra, tham gia các hoạt động xã hội còn giúp bạn học được những điều mới, đây cũng là một cách để cải thiện khả năng ghi nhớ.
Đối với người bệnh Alzheimer, triệu chứng phổ biến là ngại giao tiếp và khó khăn khi giao tiếp. Vì vậy, để cải thiện được tình trạng này, cần thu hút người bệnh vào cuộc trò chuyện và quan tâm đến họ nhiều hơn. Kiên nhẫn và trao đổi nhiều hơn bằng ngôn ngữ hình thể.
>>>>>Xem thêm: Tai biến mạch máu não khi tập thể dục
3.4 Đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp
Chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung các thực phẩm tốt cho não bộ là một yếu tố quan trọng để phòng ngừa bệnh Alzheimer.
Dưới đây là một số thực phẩm mà các chuyên gia khuyên dùng:
– Thực phẩm giàu omega – 3: cá thu, cá hồi, cá mòi, dầu cá, hàu,…
– Thực phẩm giàu vitamin E: ngũ cốc hạt, tôm, dầu oliu, bông cải xanh,…
– Các loại rau có màu xanh đậm: rau muống, rau ngót, cải xoăn, xà lách, súp lơ,…
– Hoa quả tốt cho trí não: các loại quả mọng, bơ, lựu, táo, chuối,…
3.5 Ngủ đủ giấc
Chất lượng giấc ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của não bộ. Ngủ quá nhiều có thể là biểu hiện ban đầu hoặc nguyên nhân Alzheimer. Ngoài ra, thiếu ngủ hoặc mất ngủ khiến cho đầu óc không tỉnh táo, từ đó dẫn đến trí nhớ bị suy giảm.
Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và có một giấc ngủ sâu là một “liều thuốc” hữu hiệu cho người bệnh Alzheimer. Bạn nên hình thành thói quen thường xuyên cho giờ ngủ và giờ thức dậy. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng chất kích thích hoặc caffein để có giấc ngủ ngon.
3.6 Hạn chế căng thẳng, stress
Khi bạn quá mệt mỏi và căng thẳng, cơ thể sẽ sinh sản ra các gốc tự do. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tim mạch,…
Bạn hãy thường xuyên khám sức khỏe định kỳ đặc biệt là với người lớn tuổi để kiểm soát các yếu tố nguy cơ và có biện pháp can thiệp kịp thời.