Mục đích chính của việc điều trị tủy là giải quyết hết các đơn đau và giữ lại răng thật thay vì phải nhổ bỏ. Tuy nhiên, sau một vài ngày hoặc 1 vài tuần sau đó chiếc răng đã lấy tủy lại đau. Khi thăm khám những trường hợp như vậy, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tủy răng lại. Vậy nguyên nhân và quy trình điều trị tủy răng lại như thế nào? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu ngay về vấn đề điều trị này ngay dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân bạn cần điều trị tủy răng lại và quy trình
1. Tìm hiểu về điều trị tủy răng lại là gì?
Đây là một quá trình y tế nhằm duy trì sự tồn tại của răng khi chúng bị tổn thương đến tủy và gặp nguy cơ nhiễm trùng. Quá trình này giúp bệnh nhân giữ lại răng của mình, kéo dài tuổi thọ của răng. Thậm chí đảm bảo rằng răng vẫn có thể hoạt động bình thường trong việc nhai thức ăn.
Khi quá trình lấy tủy răng được thực hiện thành công, bệnh nhân sẽ không còn phải chịu đau đớn. Đồng thời không còn nhức nhối hoặc cảm giác ê buốt, nóng lạnh khi ăn uống nữa. Điều này là do tủy răng đã được loại bỏ và làm sạch hoàn toàn, từ đó loại bỏ mọi nguy cơ nhiễm trùng.
Trẻ em là đối tượng dễ bị sâu răng và cần điều trị tủy sớm (minh họa).
Thường thì, sau khi răng đã được lấy tủy một cách hiệu quả, chúng có thể tồn tại mà không gây ra bất kỳ vấn đề khó chịu nào. Việc thực hiện quá trình chữa tủy đòi hỏi kỹ thuật cao nên rất phức tạp. Thậm chí phải sử dụng nhiều thiết bị tiên tiến, bởi vì ống tủy răng rất nhỏ và nằm sâu bên trong. Tuy nhiên, nếu quá trình lấy tủy răng lần đầu không thành công, răng có thể đau lại. Khi điều này xảy ra, bạn sẽ cần phải thăm lại nha sĩ để tiến hành quá trình lấy tủy răng một lần nữa để khắc phục tình trạng này.
2. Nguyên nhân điều trị tủy răng lại là gì?
Một số nguyên nhân khiến bạn phải điều trị tủy răng lại là:
– Trong quá trình điều trị tủy, tủy không được loại bỏ hoàn toàn.
– Ống tủy không được làm sạch kỹ càng.
– Quá trình hàn tủy không đạt chuẩn.
– Quá trình để vi khuẩn phát triển trong ống tủy trong thời gian dài, dịch viêm có thể lan rộng. Sau đó, nó tạo áp lực lên xương chóp chân răng, gây tiêu xương.
Tìm hiểu thêm: tim thai và cơn co tử cung bằng monitor sản khoa
Ống tủy không được làm sạch kỹ càng sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập gây đau (minh họa).
Chính những điều trên có thể dẫn đến những cơn đau ngay sau điều trị hoặc sau một thời gian. Khi xuất hiện đau đớn, thường đã quá muộn và buộc phải nhổ bỏ răng. Vì vậy, việc điều trị tủy lại trở nên cần thiết và càng sớm càng tốt, để tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Sau khi điều trị tủy, ngay cả khi không có triệu chứng đau đớn hoặc khó chịu, việc thăm khám định kỳ mỗi 6 tháng đến 1 năm vẫn là quan trọng để kiểm tra và xác định mọi vấn đề có thể phát sinh.
3. Dấu hiệu cảnh báo cần lấy tủy răng lại
Các tín hiệu cho thấy răng cần phải lấy tủy lại có thể bao gồm:
3.1 Đau nhức sau quá trình lấy tủy
Khi quá trình lấy tủy răng chưa hiệu quả, điều này có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng trong răng. Kết quả là sau một khoảng thời gian ngắn điều trị tủy, bạn có thể bắt đầu đau nhức. Đau nhức nghiêm trọng hơn khi bạn ăn nhai và có thể tăng vào ban đêm, gây mất ngủ. Đây là những dấu hiệu phổ biến của việc lấy tủy răng chưa đúng cách.
3.2 Nốt mụn mủ trắng hoặc đỏ ở nướu răng
Xuất hiện những nốt mụn mủ trắng hoặc đỏ ở phần gần nướu của răng. Thường thì mọi người có thể nhầm lẫn chúng với các vấn đề khác như nhiệt miệng. Tuy nhiên, thực tế là đó là những dấu hiệu của nhiễm trùng từ răng đã được lấy tủy. Những nốt mụn này thường xuất hiện và biến mất lặp đi lặp lại mà không gây đau. Mặc dù không đau, nhưng chúng là dấu hiệu của nhiễm trùng cần phải được thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.
4. Quy trình 5 bước điều trị tủy răng lại
Cách thực hiện quy trình lấy tủy răng lại (chữa tủy lại) như sau:
Bước 1:
Bắt đầu quá trình bằng việc thăm khám và thực hiện chụp X-Quang để đánh giá tình trạng tủy răng và xác định liệu răng đã được chữa tủy tốt hay chưa.
Bước 2:
Sau đó, bác sĩ sẽ tháo bỏ lớp trám hoặc phục hình cũ, để tiếp cận vùng tủy cần được chữa trị.
Bước 3:
Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng, bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ các chất trám và cặn bám trong ống tủy cũ, đồng thời thực hiện quá trình rửa sạch ống tủy. Trong quá trình này, các vấn đề tủy nếu còn sót lại từ lần điều trị trước sẽ được giải quyết, và nguyên nhân gây thất bại của lần điều trị trước đó sẽ được xem xét.
Bước 4:
Sau khi làm sạch ống tủy, bác sĩ sẽ đặt thuốc và tiếp tục theo dõi tình trạng nhiễm trùng trong ống tủy.
Bước 5:
Khi tình trạng nhiễm trùng răng đã được khắc phục và các ống tủy đã được làm sạch hoàn toàn, bác sĩ sẽ tiến hành trám bít lại răng. Trong suốt quá trình điều trị, bác sĩ sẽ thường xuyên chụp phim X-Quang để kiểm tra tình trạng tủy răng trước khi tiến hành trám bít lại.
5. Chữa tủy lại có đau hơn lúc chữa lần đầu không?
Trước tiên, bác sĩ sẽ thực hiện một kiểm tra để đánh giá tình trạng đau của bạn. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể gây tê để đảm bảo rằng bạn không thấy đau lúc lấy tủy. Để đảm bảo quá trình chữa trị diễn ra thuận lợi, bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc để giảm đau. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc ăn uống trong thời gian theo dõi tình trạng răng bị đau. Với sự tiến bộ của nha khoa và các thiết bị hiện đại, quá trình lấy tủy răng lại không còn là nỗi lo lớn như trước đây.
>>>>>Xem thêm: Kinh nghiệm sinh con thành công sau hút thai lưu của bà mẹ 9x
Bác sĩ đang nói về phác đồ điều trị tủy răng cho bệnh nhân (minh họa).
6. Thời gian và chi phí khi chữa tủy lại
Thời gian và chi phí lấy tủy răng lại có thể khác biệt so với lấy tủy ban đầu. Thông thường, quá trình lấy tủy ban đầu mất khoảng 1 tuần. Trong khi lấy tủy lại có thể kéo dài lâu hơn, có thể từ 2 tuần đến 1 tháng. Thậm chí còn lâu hơn nếu cần nhiều cuộc hẹn điều trị. Điều quan trọng là bạn nên sắp xếp thời gian hợp lý để tuân theo lịch hẹn của mình. Điều này cũng để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ.
Về mặt chi phí, việc lấy tủy răng lại thường cao hơn so với lần lấy tủy ban đầu. Chi phí này thường dao động tùy thuộc vào vị trí của răng chữa tủy lại. Nó có thể lên đến gấp rưỡi hoặc gấp đôi so với lần lấy tủy ban đầu. Cụ thể điều trị tủy lại khoảng 500.000 đồng – 1.000.000 đồng.
Mặc dù chi phí cao, nhưng giữ lại răng vẫn là ưu tiên hàng đầu trong quá trình điều trị. So với việc nhổ răng sau đó phải thực hiện các quá trình khác như cấy ghép răng hoặc sử dụng phương pháp thay thế, việc lấy tủy răng lại vẫn có lợi thế về chi phí và sự duy trì răng tự nhiên của bạn.
Hy vọng những thông tin về nguyên nhân và quy trình lấy tủy răng lần nữa sẽ cho bạn thêm kiến thức mới. Từ đó, bán sẽ có thể nhận ra vấn đề sớm và chuẩn bị chu đáo hơn trước khi tiến hành chữa tủy lại.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.