Nguyên nhân bị đau mắt đỏ: Điểm danh 3 “thủ phạm” chính

Đau mắt đỏ là một dạng viêm kết mạc – bệnh lý nhãn khoa phổ biến bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến khả năng nhìn và diện mạo của người bệnh. Trong bài viết này, cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu nguyên nhân bị đau mắt đỏ và cách dự phòng hiệu quả bệnh lý nhãn khoa này, bạn nhé!

Bạn đang đọc: Nguyên nhân bị đau mắt đỏ: Điểm danh 3 “thủ phạm” chính

1. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Nguyên nhân bị đau mắt đỏ là gì?

1.1. Nguyên nhân bị đau mắt đỏ

Viêm kết mạc là một bệnh lý nhãn khoa phổ biến, được đặc trưng bởi tình trạng viêm của kết mạc – màng mỏng trong suốt bao phủ mặt trước nhãn cầu và mặt trong mí mắt. Bệnh lý này thường đi kèm các triệu chứng như mắt đỏ, đau, ngứa, cộm, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt, tiết dịch mắt và suy giảm thị lực. Viêm kết mạc có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm vi khuẩn (thường là Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae hoặc Haemophilus influenzae), virus, dị ứng (xảy ra khi mắt phản ứng với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, bụi…) và một số nguyên nhân khác như hóa chất…

Theo đó, đau mắt đỏ là viêm kết mạc phát sinh do virus. Viêm kết mạc phát sinh do các nguyên nhân khác không gọi là đau mắt đỏ.

Có nhiều loại virus gây đau mắt đỏ; tuy nhiên, virus gây đau mắt đỏ phổ biến nhất vẫn là Adenovirus, Enterovirus và Herpes Simplex Virus:

– Adenovirus: Adenovirus thuộc một họ virus lớn bao gồm hơn 50 loại khác nhau có thể gây bệnh ở người. Chúng là những virus chứa DNA kép, không có màng bọc. Adenovirus có khả năng tồn tại trên bề mặt vật thể trong một thời gian dài.

Nguyên nhân bị đau mắt đỏ: Điểm danh 3 “thủ phạm” chính

Adenovirus thuộc một họ virus lớn bao gồm hơn 50 loại khác nhau có thể gây bệnh ở người.

– Enterovirus: Enterovirus là một nhóm virus bao gồm nhiều loại khác nhau như Poliovirus, Coxsackievirus, Echovirus và Enterovirus. Chúng thuộc họ Picornaviridae và là những virus RNA sợi đơn, không có màng bọc. Enterovirus có thể tồn tại trong môi trường bên ngoài cơ thể người trong một thời gian nhất định.

– Herpes simplex virus (HSV): HSV thuộc họ Herpesviridae và có hai loại chính là HSV-1 và HSV-2. HSV-1 thường gây bệnh ở mặt, môi và miệng trong khi HSV-2 thường gây bệnh ở vùng sinh dục. Tuy nhiên, cả hai loại virus này đều có thể gây bệnh ở mắt. HSV là những virus chứa DNA kép, có màng bọc. Khi nhiễm HSV, chúng có thể nằm yên trong tế bào thần kinh và tái hoạt động khi hệ miễn dịch suy yếu.

1.2. Các phương thức lây nhiễm nguyên nhân bị đau mắt đỏ

1.2.1. Lây nhiễm trực tiếp

– Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mắt người bệnh đau mắt đỏ: Đây là phương thức chính để lây nhiễm đau mắt đỏ. Virus có thể truyền từ người bệnh sang người không bệnh thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mắt.

– Tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn mũi, họng người bệnh đau mắt đỏ: Giọt bắn mũi, họng người bệnh đau mắt đỏ ho hoặc hắt hơi có thể chứa virus, các giọt bắn này có thể truyền sang người không bệnh nếu người không bệnh tiếp xúc với chúng.

1.2.2. Lây nhiễm gián tiếp

Virus có thể tồn tại trên các bề mặt như tay nắm cửa, mặt bàn, điện thoại, máy tính và các bề mặt khác mà người bệnh đã chạm vào. Người không bệnh chạm vào những bề mặt này, sau đó lại chạm vào mắt của mình có thể lây nhiễm virus và phát sinh đau mắt đỏ.

Tìm hiểu thêm: Mọc chắp ở mắt và những điều bạn cần biết!

Nguyên nhân bị đau mắt đỏ: Điểm danh 3 “thủ phạm” chính

Virus có thể tồn tại trên các bề mặt như tay nắm cửa, mặt bàn, điện thoại, máy tính và các bề mặt khác.

2. Hướng dẫn dự phòng đau mắt đỏ hiệu quả

Để dự phòng đau mắt đỏ hiệu quả, bạn cần thực hiện một số biện pháp vệ sinh và chăm sóc sức khỏe cẩn thận. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp bạn dự phòng đau mắt đỏ:

– Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên là biện pháp quan trọng nhất để dự phòng đau mắt đo. Rửa tay bằng xà phòng và nước ít nhất 20 giây, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cố gắng không dụi mắt nếu tay bạn không sạch để hạn chế nguy cơ đưa virus từ tay lên mắt.

– Tránh sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Tránh sử dụng chung khăn mặt, gối hoặc mỹ phẩm với người khác, đặc biệt là với người có dấu hiệu đau mắt đỏ.

– Tránh tiếp xúc gần với người bệnh đau mắt đỏ: Giữ khoảng cách với người bệnh, đặc biệt là khi họ có triệu chứng hắt hơi hoặc ho.

– Bảo vệ mắt trong môi trường bị ô nhiễm: Khi làm việc trong môi trường ô nhiễm như môi trường nhiều khói, bụi, hóa chất, đeo kính bảo hộ để tránh các chất gây kích ứng tiếp xúc trực tiếp với mắt.

– Vệ sinh môi trường sống: Thường xuyên lau chùi các bề mặt tiếp xúc nhiều, như tay nắm cửa, mặt bàn, điện thoại, máy tính để loại bỏ virus.

Nếu bạn hay người thân có dấu hiệu đau mắt đỏ, như mắt đỏ, đau, ngứa, cộm, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt, tiết dịch mắt, suy giảm thị lực, thăm khám với bác sĩ nhãn khoa sớm để điều trị kịp thời, giúp giảm nguy cơ phát tán đau mắt đỏ. của bệnh. Sau thăm khám, nếu được bác sĩ chỉ định, sử dụng thuốc nhỏ mắt để điều trị đau mắt đỏ theo hướng dẫn của bác sĩ, đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng và thời gian điều trị.

Nguyên nhân bị đau mắt đỏ: Điểm danh 3 “thủ phạm” chính

>>>>>Xem thêm: Những đặc điểm cơ bản của tròng kính cận plastic

Rửa tay bằng xà phòng và nước ít nhất 20 giây, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Bằng cách áp dụng những biện pháp trên, bạn có thể dự phòng hiệu quả bệnh lý nhãn khoa đau mắt đỏ, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.

Phía trên là nguyên nhân bị đau mắt đỏ. Theo đó, nguyên nhân gây đau mắt đỏ là virus, chủ yếu là Adenovirus, Enterovirus và Herpes simplex virus. Đau mắt đỏ có thể bị nhầm với các dạng viêm kết mạc khác như viêm kết mạc do vi khuẩn, viêm kết mạc dị ứng. Khi có dấu hiệu mắt đỏ, đau, ngứa, cộm, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt, tiết dịch mắt, suy giảm thị lực…, bạn nên thăm khám với bác sĩ nhãn khoa sớm. Áp dụng các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống và một số biện pháp khác là chìa khóa để dự phòng hiệu quả đau mắt đỏ. Hãy chăm sóc đôi mắt của bản thân thật tốt, bởi đó là cửa sổ tâm hồn và là cầu nối quan trọng với thế giới xung quanh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *