Bệnh hen suyễn gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, công việc và sức khỏe của người bệnh. Bệnh khó để điều trị khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh có thể tránh các tác nhân làm tăng nguy cơ khởi bệnh để kiểm soát hiệu quả. Dưới đây là thông tin về nguyên nhân bị hen suyễn thường gặp.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân bị hen suyễn cần biết
1. Hen suyễn và thông tin cần biết
Hen suyễn còn được gọi là hen phế quản, đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở do phù nề, niêm mạc phế quản hay tình trạng tăng tiết đờm dãi, co thắt cơ trơn phế quản. Tình trạng bệnh sẽ tái phát khi gặp các tác nhân kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp từ đó gây ra các triệu chứng gồm:
– Ho
– Nặng ngực
– Khó thở
– Khò khè
Hen suyễn gây nên triệu chứng khó thở, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh
2. Thông tin cụ thể về triệu chứng bệnh hen suyễn
Ở mỗi người bệnh, triệu chứng hen suyễn có thể khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp mà mỗi người cần chú ý:
– Khó thở
– Thở nhanh
– Thở dốc
– Ho, khạc nhiều
– Thở rít
– Thở khò khè
– Biểu hiện đau thắt, đau tức ngực
– Rối loạn giấc ngủ
– Thở rít vào ban đêm
Nếu tình trạng bệnh tiến triển nặng, cơn hen sẽ xuất hiện nhiều hơn và mức độ nghiêm trọng hơn. Lúc này, cần cho người bệnh sử dụng thuốc cắt cơn phù hợp.
Một số trường hợp cơn hen suyễn nghiêm trọng, bệnh nhân cần được đưa đến các cơ sở y tế để can thiệp kịp thời. Cần lưu ý nếu người bệnh có những biểu hiện sau đây:
– Người bệnh thở dốc, thở rít nặng nề, gây cản trở sinh hoạt.
– Sau khi sử dụng các loại thuốc dạng hít có tác dụng nhanh, người bệnh vẫn không có dấu hiệu cải thiện triệu chứng.
– Những triệu chứng của bệnh xuất hiện ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc hoạt động nhẹ.
3. Chuyên gia lý giải nguyên nhân bị hen suyễn
Tác nhân khởi phát cơn hen suyễn rất đa dạng. Một số nguyên nhân bị hen suyễn phổ biến mà chúng ta cần biết để phòng ngừa như sau:
3.1. Khói thuốc lá
Khói thuốc lá không tốt cho tất cả mọi người nhất là những người mắc bệnh lý hô hấp như hen suyễn. Hít phải khói thuốc lá cũng là nguyên nhân khởi phát bệnh.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng và cách điều trị cao huyết áp
Khói thuốc là gây hại cho phổi và tăng nguy cơ khiến triệu chứng hen suyễn khởi phát
3.2. Nguyên nhân bị hen suyễn do đặc thù nghề nghiệp
Tính chất công việc cũng là nguyên nhân khá phổ biến gây hen suyễn. Tính chất công việc khiến nhiều người bệnh đối mặt với những cơn hen cấp tính, cụ thể như:
– Giáo viên
– Nghề chăm sóc động vật
– Công nhân
– Nhân viên vệ sinh
– Nông dân thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại
3.3. Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm từ nhà máy, phương tiện giao thông, … có thể gây cơn suyễn. Do đó, mỗi người cần thực hiện đeo khẩu trang khi ra ngoài để bảo vệ phổi và sức khỏe của mình.
3.4. Dị ứng với gián
Chớ chủ quan, gián và phân gián có thể gây bệnh. Loại bỏ gián trong khu vực sinh sống bằng cách:
– Hút bụi
– Lau dọn nhà thường xuyên
– Quét sạch những nơi gián có thể sinh sôi
– Dùng bẫy, thuốc diệt
3.5. Lông thú nuôi
Lông thú nuôi cũng thuộc nhóm nguyên nhân gây nên bệnh lý này. Người bị hen suyễn tốt nhất không nên tiếp xúc gần với thú nuôi hoặc vệ sinh không gian sống thường xuyên.
3.6. Nấm mốc
Hít thở phải nấm mốc cũng là yếu tố gây ra cơn suyễn. Nấm mốc thường phát triển ở những nơi có độ ẩm không khí cao. Bạn có thể giữ độ ẩm bằng cách sử dụng điều hòa không khí, thiết bị giảm độ ẩm.
3.7. Thời tiết thay đổi đột ngột
Thời tiết là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hô hấp. Sự thay đổi thời tiết đột ngột cũng khiến người bệnh đối mặt với những cơn hen suyễn. Do đó, thời điểm giao mùa là lúc người bệnh hết sức chú ý và thực hiện các biện pháp cải thiện sức khỏe của mình.
3.8. Một số nguyên nhân bị hen suyễn khác
– Nhiễm trùng do cảm cúm, cảm lạnh, …
– Viêm xoang, dị ứng, trào ngược axit cũng là nguyên nhân gây hen suyễn.
– Đốt nhang, nên gây ra các hạt vô cơ cũng khiến triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.
– Hít phải không khí quá lạnh, khô.
– Tác dụng phụ của một số loại thuốc gây kích ứng và làm triệu chứng bệnh khởi phát
– Kích ứng do thực phẩm, gia vị và hương thơm.
– Trào ngược dạ dày thực quản.
– Cảm xúc thay đổi mạnh như lo lắng, stress, cười lớn, khóc, …
– Chất bảo quản thực phẩm sulfite có trong tôm, dưa chua, bia rượu, trái cây sấy khô, …
4. Cách phòng bệnh hen suyễn ai cũng có thể thực hiện
Có thể thấy, nguyên nhân gây bệnh hen suyễn rất đa dạng. Để bệnh không tiến triển nặng và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm, chuyên gia Hô hấp tại Thu Cúc TCI khuyến cao người bệnh nên:
4.1. Duy trì lối sống lành mạnh, phù hợp với tình trạng bệnh
– Cai thuốc lá: người mắc bệnh hô hấp nói chung được khuyến khích ngừng hút thuốc để tránh phơi nhiễm thụ động với khói thuốc lá.
– Tập thể dục đều đặn: vận động thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên người bệnh chỉ nên tập vừa sức, tránh tập nặng làm triệu chứng khởi phát.
– Tránh các loại thuốc khiến bệnh hen nặng lên: cụ thể có thuốc kháng viêm không steroid hoặc thuốc chẹn beta.
– Duy trì cảm xúc phù hợp: việc cười to, khóc, tức giận hoặc sợ hãi không kiểm soát cũng là nguyên nhân khiến cơn hen suyễn khởi phát nếu không sử dụng thuốc kiểm soát kịp thời. Trong trường hợp đó, người bệnh nên từ từ định hình cảm xúc, hít thở phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Khám phụ khoa định kỳ – Chìa khóa vàng bảo vệ sức khỏe
Người bệnh hen suyễn nên thăm khám tại chuyên khoa Hô hấp định kỳ để kiểm tra sức khỏe và chức năng phổi
4.2. Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm, bụi mịn
– Ngăn ô nhiễm không khí trong nhà: nên loại bỏ việc đun nấu gây ô nhiễm không khí ngay trong nhà.
– Tránh hít phải không khí ô nhiễm ngoài trời bằng cách tránh hoạt động thể lực nơi có tình trạng ô nhiễm nặng, thời tiết quá lạnh và độ ẩm thấp; hạn chế nơi đông người trong những đợt bùng phát bệnh lây qua đường hô hấp.
– Khi ra ngoài lưu ý phải đeo khẩu trang và sát khuẩn tay thường xuyên.
4.3. Chế độ ăn uống phù hợp, tránh các món gây khởi phát triệu chứng bệnh
Chế độ ăn phù hợp cho người bệnh hen suyễn gồm:
– Nhiều rau xanh, trái cây tươi
– Không dùng thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng, kích ứng
– Lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo để đảm bảo an toàn
– Hạn chế dùng các thực phẩm đóng gói, đồ ăn sẵn vì chứa nhiều chất phụ gia
– Không ăn thực phẩm đã quá hạn sử dụng, có dấu hiệu hư hỏng
Trên đây là một số thông tin tổng quan về nguyên nhân gây hen suyễn và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Bác sĩ Hô hấp khuyến cáo bạn nên đến cơ sở y tế để thực hiện thăm khám để được tư vấn cách điều trị phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.