Ngày càng có nhiều người làm công việc văn phòng bị mất ngủ, khó ngủ vào ban đêm, thậm chí cả buổi trưa. Nguyên nhân bị mất ngủ của họ là gì và khắc phục ra sao?
Bạn đang đọc: Nguyên nhân bị mất ngủ ở dân văn phòng
1. Nguyên nhân bị mất ngủ thường gặp ở dân văn phòng
1.1 Áp lực công việc, xã hội là nguyên nhân bị mất ngủ ở dân văn phòng
Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người càng có nhiều áp lực vô hình từ công việc đến các mối quan hệ xung quanh. Bên cạnh đó là áp lực từ sự trau dồi, tự thay đổi bản thân, học tập không ngừng, áp lực về deadline khi các doanh nghiệp không ngừng xiết chặt các quy tắc.
Những điều này gây áp lực về tâm lý, khiến giới văn phòng trở nên căng thẳng thường xuyên và gặp phải triệu chứng mất ngủ vào buổi trưa và buổi tối.
Ngoài ra, tâm lý sợ dậy muộn vào buổi chiều cũng có thể là tác nhân khiến bạn không có giấc ngủ trưa trọn vẹn.
Thức quá khuya để làm việc cũng có thể gây xáo trộn nhịp sinh học và gây mất ngủ.
1.2 Tiếp xúc nhiều với các thiết bị công nghệ
Các thiết bị hiện đại là công cụ quan trọng giúp dân văn phòng tăng tốc độ hoàn thành công việc. Tuy nhiên việc tiếp xúc với các thiết bị này quá nhiều, bị chúng chi phối thì sẽ gây hại cho bộ não. Cụ thể, sóng điện thoại, máy tính có khả năng gây nguy hiểm cho hệ thần kinh và mắt. Tiếp xúc với các thiết bị này vào ban ngày mà không có cách tiết chế hoặc điều chỉnh thì có thể gây mất ngủ vào ban đêm cùng nhiều hậu quả khác đối với sức khỏe.
1.3 Lười vận động, tập thể dục thể thao
Ngồi nhiều, lười vận động là một trong những thói quen phổ biến ở rất nhiều nhân viên văn phòng. Do đặc thù công việc, họ thường xuyên phải ngồi làm việc với máy tính trong nhiều nhiều giờ, tư duy bằng trí não, ít có cơ hội vận động. Cũng bởi vậy mà các bộ phận khác trên cơ thể bị suy yếu dần, giảm độ dẻo dai và phối hợp nhịp nhàng.
Thậm chí, nhiều người trẻ không chỉ lười vận động khi làm việc mà ngay cả ngoài giờ làm, họ cũng rất ít vận động, thay vào đó họ ngồi xem phim, chơi game,… Điều này kéo dài nhiều giờ liền khiến cơ thể nặng nề, sinh ra nhiều bệnh tật và gây ra chứng mất ngủ. Một số khác thích một cuộc sống sôi động, thời gian sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ không cố định, ít để ý chăm sóc sức khỏe khiến các hormone rối loạn và gây ra hội chứng mất ngủ.
1.4 Sử dụng chất kích thích thường xuyên là nguyên nhân bị mất ngủ thường gặp ở nhân viên văn phòng
Việc sử dụng chất kích thích khá phổ biến ở môi trường công sở. Nhiều người vì muốn tăng sự tập trung, tỉnh táo nên lạm dụng cafe, nước tăng lực và các loại nước uống tương tự. Các loại đồ uống kể trên thực sự có thể khiến não bộ trở nên hưng phấn và tỉnh táo hơn. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều hoặc quá thường xuyên sẽ có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mất ngủ kéo dài.
Một số khác thích tụ tập uống rượu bia, ăn nhậu với đồng nghiệp sau giờ làm. Các loại đồ uống có cồn như bia, rượu,…có thể là tác nhân gây mất ngủ.
Nếu đã mắc chứng mất ngủ kéo dài và đang phải điều trị bằng thuốc mà vẫn không bỏ thói quen này thì có thể gây nhiễm độc nặng và gây ra hậu quả đáng tiếc.
1.5 Thói quen và chế độ ăn uống không hợp lý
Do thời gian giới hạn, nhiều nhân viên văn phòng thường xuyên ăn ở hàng quán, sử dụng đồ ăn nhanh chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì mà còn khiến sức khỏe bị giảm sút, cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng giảm. Nhiều người ăn quá no trước giờ ngủ trưa hoặc tối. Điều này khiến cơ thể phải tăng cường làm việc để có thể xử lý lượng thức ăn đã nạp vào, khiến họ khó đi vào giấc ngủ và khó ngủ ngon.
Ngoài ra, nhiều người sẽ có thói quen ăn quá no trước khi đi ngủ, có thể gây ra tình trạng khó ngủ.
Tìm hiểu thêm: “Điểm danh” các nguyên nhân mất ngủ và cách khắc phục
1.6 Các bệnh lý và việc sử dụng thuốc điều trị
Dân văn phòng có thể bị mất ngủ do một số bệnh lý gắn liền với nghề nghiệp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, thấp khớp, viêm khớp, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản…
Việc lạm dụng các loại thuốc điều trị bệnh lý như thuốc lợi tiểu, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc đau đầu…có thể gây ảnh hưởng đến sự thư giãn của cơ thể, gây mất ngủ trưa hoặc tối.
1.7 Không gian ngủ không thoải mái
Không gian ngủ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của dân văn phòng. Cụ thể, nếu nhiệt độ trong phòng không phù hợp (quá lạnh hoặc quá nóng), diện tích giường ngủ ít, ồn ào, quá sáng hoặc không thoáng mát, không sạch sẽ… thì bạn sẽ cảm thấy khó ngủ hơn.
Ngoài ra, việc buổi trưa phải gục trên bàn hoặc nằm trên sàn, gối đầu quá cao hoặc không gối đầu,… đều có thể làm tăng cảm giác khó chịu và khiến dân công sở bị khó ngủ.
Một số người không có thói quen ngủ trưa cũng sẽ cảm thấy khó ngủ vào buổi trưa.
2. Giải pháp cải thiện chứng mất ngủ cho dân văn phòng
Nguyên nhân mất ngủ của dân văn phòng thường liên quan nhiều đến môi trường làm việc. Vì vậy, muốn cải thiện chất lượng giấc ngủ, cần thay đổi các tác nhân khiến họ mất ngủ:
– Lập thời gian biểu cho việc ngủ, đi ngủ và thức dậy đúng giờ, không thức quá khuya
– Ăn uống điều độ, hạn chế sử dụng các loại đồ ăn khó tiêu, thức uống chứa chất kích thích,…
– Giữ không gian ngủ sạch sẽ, thoải mái, ánh sáng và nhiệt độ phù hợp,… Ngủ trưa ngủ trên giường, đệm, tránh ngủ gục hay nằm dưới sàn.
– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tích cực giải lao giữa giờ để cơ thể được nghỉ ngơi, tránh quá tải.
Nếu đã thực hiện lối sống lành mạnh mà các triệu chứng bất ổn về giấc ngủ vẫn không được cải thiện thì hãy đi khám sớm chuyên khoa Nội thần kinh để được khám và điều trị với chuyên gia.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh viêm dây thần kinh số 3
Trên đây là những nguyên nhân bị mất ngủ mà dân văn phòng thường gặp. Có thể thấy sự thiếu lành mạnh trong lối sống, tâm trạng và những tác động của môi trường làm việc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giấc ngủ mà những người làm việc nơi công sở cần lưu ý để luôn có giấc ngủ ngon.