Nguyên nhân bị nóng dạ dày và cách khắc phục

Bị nóng dạ dày là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu do các thói quen như ăn các thực phẩm khó tiêu hóa, lạm dụng thuốc kháng sinh, thói quen sinh hoạt không lành mạnh,…Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này, cùng xem bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân bị nóng dạ dày và cách khắc phục

1. Nóng rát dạ dày là gì?

Nóng rát dạ dày là vùng dạ dày có cảm giác bỏng rát do niêm mạc dạ dày tiếp xúc với axit hoặc chất kiềm. Hiện tượng nóng dạ dày thường đi kèm với các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày,… Điều này xảy ra khiến người bệnh ăn không ngon, dẫn tới việc chán ăn, đồng thời ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày

Nếu không được khắc phục sớm, tình trạng nóng rát dạ dày có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như loét dạ dày, viêm đại tràng,…

2. Nguyên nhân bị nóng dạ dày

2.1. Chế độ ăn uống không khoa học làm nóng dạ dày

Khi dạ dày dung nạp các loại thức ăn đồ uống có tính acid hay kiềm mạnh sẽ làm ảnh hưởng xấu đến niêm mạc đường tiêu hóa, gây ra tình trạng nóng rát ở dạ dày. Dưới đây là các thói quen xấu mà người bệnh cần phải thay đổi trong chế độ ăn hằng ngày:

– Uống rượu bia, cafe, thuốc lá không kiểm soát đặc biệt là ở nam giới

– Ăn thực phẩm cay nóng, đồ chua: mỳ cay, dưa cà chua, …

– Thường xuyên uống đồ có gas.

– Bỏ bữa, ăn không đúng giờ

–  Ăn ít ăn chất xơ, lười vận động

Nguyên nhân bị nóng dạ dày và cách khắc phục

Chế độ ăn uống không khoa học là nguyên nhân bị nóng dạ dày

2.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc không đúng cách

Một số loại thuốc thuộc nhóm Corticoid và thuốc chống viêm giảm đau không Steroid là nguyên nhân gây nóng dạ dày, nếu sử dụng lâu ngày có thể dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng. Do vậy, trước khi phải sử dụng bất kỳ loại thuốc nào kể trên, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian dùng thuốc.

2.3. Các bệnh lý về dạ dày

– Hội chứng ruột kích thích: Là tình trạng rối loạn đường ruột, gây các hiện tượng như khó chịu vùng bụng, đau rát dạ dày. Bên cạnh đó còn đi kèm các triệu chứng khác của bệnh bao gồm ợ hơi, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, bị chuột rút,…

– Viêm dạ dày: Là tình trạng dạ dày bị tổn thương kèm theo viêm niêm mạc dạ dày. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là cảm giác nóng rát dạ dày sau khi ăn kèm buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu, nấc cụt, đau bụng và chán ăn.

– Loét dạ dày: Là tình trạng bên trong dạ dày xuất hiện các vết loét. Người bệnh sẽ có biểu hiện đau dạ dày, nóng ở dạ dày kèm đầy hơi, buồn nôn, ợ nóng,…

– Trào ngược dạ dày: Đây chính là bệnh lý phổ biến gây ra hiện tượng nóng dạ dày. Trào ngược dạ dày khiến axit trong dạ dày trào lên thực quản, đi kèm với triệu chứng ợ chua, ợ nóng, khàn tiếng, ho,…

2.4. Một số yếu tố khác

– Tình trạng Stress, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài,… sẽ gây ra các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là tình trạng nóng rát dạ dày.

– Vi khuẩn Hp: Gây tổn thương ở niêm mạc dạ dày kèm theo nóng rát và đau.

– Các bệnh lý ở gan và thận cũng có thể gây đau kèm theo nóng rát ở dạ dày.

3. Cách chữa tình trạng nóng rát dạ dày tại nhà

3.1. Chườm nóng

Chườm nóng sẽ giúp giảm tình trạng nóng rát ở dạ dày rất hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

– Cho nước ấm vào túi chườm

– Dùng túi chườm đặt ở vị trí bị đau và nóng rát

3.2. Massage bụng giảm tình trạng nóng dạ dày

Việc massage, xoa bóp vùng bụng giúp tăng lưu lượng máu lưu thông đến bụng. Đây là cách giảm nóng rát dạ dày rất nhanh chóng, đơn giản mà bạn có thể áp dụng tại nhà.

3.3. Uống nghệ và mật ong

Nghệ và mật ong có tác dụng rất hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng nóng dạ dày. Do trong nghệ chứa hoạt chất curcumin giúp tiêu viêm, giảm sưng, trung hòa nồng độ acid trong dạ dày và hỗ trợ làm lành vết thương rất tốt.

Tìm hiểu thêm: Có polyp ở đại tràng cần làm gì và điều trị như thế nào?

Nguyên nhân bị nóng dạ dày và cách khắc phục

Nghệ và mật ong có tác dụng rất hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng nóng dạ dày.

3.4. Uống các loại trà

Nếu xảy ra tình trạng dạ dày bị nóng thì người bệnh có thể cải thiện bằng cách uống các loại trà như:

– Trà hoa cúc: Đây là loại trà có tác dụng xoa dịu các cơn co thắt ở dạ dày và tốt cho hệ tiêu hóa. Cách sử dụng rất đơn giản, người bệnh chỉ cần rửa sạch hoa cúc khô pha cùng nước sôi cho tới khi hoa cúc bung đều, có mùi thơm nhẹ. Cho thêm chút mật ong vào rồi thưởng thức.

– Trà gừng: Lấy gói trà gừng mua sẵn pha cùng nước sôi rồi khuấy đều và uống. Người bệnh nên uống vào buổi sáng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

4. Biện pháp ngăn ngừa dạ dày bị nóng rát

4.1. Tập luyện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học

– Tập thói quen ăn uống vào một khung giờ cố định, ăn chậm, tâm lý thoải mái, hạn chế ăn khuya. Ăn xong cần dành thời gian ngồi nghỉ ngơi, tránh ăn xong hoạt động nặng hay nằm ngay

– Bổ sung nhiều nước, men tiêu hóa, chất xơ giúp dạ dày hoạt động tốt hơn.

– Tránh các loại đồ ăn nhanh, chua cay, lên men, đồ uống có gas, các chất kích thích gây hại trực tiếp đến dạ dày

– Làm việc và nghỉ ngơi khoa học, tránh các stress áp lực trong cuộc sống hằng ngày

– Tuyệt đối không bỏ bữa, ăn đúng bữa, đúng giờ

– Bổ sung đủ nước mỗi ngày, nên uống 1 – 2 lít nước và không uống sữa khi bụng đang đói.

Nguyên nhân bị nóng dạ dày và cách khắc phục

>>>>>Xem thêm: Viêm ruột cấp tính là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bổ sung nhiều nước, men tiêu hóa, chất xơ giúp dạ dày hoạt động tốt hơn.

4.2. Thường xuyên luyện tập

Luyện tập thể dục đều đặn hằng ngày để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Mỗi ngày nên dành ra 30 phút để tập luyện, ưu tiên các môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe,…để cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh dạ dày;

4.3. Thận trọng khi sử dụng thuốc

Khi sử dụng một số loại thuốc tây chúng ta cần lưu ý để tránh tác dụng phụ của chúng làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Chú ý tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hoặc tăng, giảm liều lượng của thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Bị nóng dạ dày thường xuyên là hiện tượng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, nếu triệu chứng này xảy ra thường xuyên, người bệnh nên đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và can thiệp điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *