Sán lá gan là bệnh lý nguy hiểm, diễn ra âm thầm khó phát hiện sớm. Sán lá gan có thể gây biến chứng nguy hiểm như xơ gan, viêm gan, tắc mật, ung thư gan… Vậy đâu là nguyên nhân bị sán lá gan? Thu Cúc TCI chia sẻ cùng bạn về vấn đề đáng lưu ý này qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân bị sán lá gan thường gặp là gì?
Sán lá gan có thể gặp ở trong thực vật thủy sinh, cá, tôm dưới nước thậm chí trâu, bò, lợn ờ trên cạn
1. Bệnh sán lá gan là như thế nào?
Sán tấn công gan có 2 loại chính là sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ. Trong đó lại phân ra:
– Sán lá gan nhỏ: có 3 loại Clonorchis sinensis, Opisthorchis felineus, Opisthorchis viverrini
– Sán lá gan lớn: có 2 loại Fasciola gigantica, Fasciola hepatica
Sán lá gan lớn và nhỏ đều có hình dạng như những chiếc lá, thân dẹt, bờ mỏng. Kích thước sẽ khác nhau tùy từng loài. Sán lá gan đều là lưỡng giới, vừa có tinh hoàn và vừa có buồng trứng trong cơ thể, nên khi sán trưởng thành trong cơ thể có thể sinh sản nhanh chóng. Sán lá gan lớn chủ yếu tập trung ở miền Bắc, còn miền nam và miền trung thì thấy nhiều sán lá gan nhỏ.
2. Nguyên nhân bị bệnh sán lá gan
2.1 Ăn rau sống, thịt sống là nguyên nhân bị sán lá gan
Thói quen ăn uống không vệ sinh, ăn đồ sống là nguyên nhân chính khiến sán lá gan tấn công vào cơ thể. Nhiều người có thói quen ăn rau sống mọc dưới nước như: rau cần, rau muống, nhút, cải xoong, rau ôm… Hoặc có thói quen ăn đồ sashimi, đồ tái như hàu sống, tôm sống, mực sống, cá sống, cá hồi sống, tiết canh… dễ bị nhiễm ấu trùng sán. Ấu trùng sán sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao, tuy nhiên ở nhiệt độ bình thường, ấu trùng sán vẫn sống, sinh sôi nảy nở trong cơ thể khi con người ăn vào.
2.2 Uống nước ao sông hồ
Ở những nơi thủy sinh có rất nhiều sán, bạn không thể chắc chắn được chỗ nào có sán chỗ nào không có sán. Vì thế, thói quen uống trực tiếp nước chưa đun sôi, nước khu vực sông hồ cũng có thể nhiễm sán.
2.3 Thói quen vệ sinh
Nhiều người vẫn còn thói quen văng uế bừa bãi, đi vệ sinh nơi ao hồ, kênh rạch. Phân người bệnh nhiễm sán có thể bị động vật thủy sinh ở dưới nước ăn phải, nhiễm sán. Con người ăn động vật, thực vật thủy sinh cũng có thể nhiễm sán.
2.4 Ăn uống không vệ sinh là nguyên nhân bị sán lá gan
Ăn uống ở quán ăn vỉa hè, quán ăn đường phố, đồ ăn được bóp trộn trực tiếp bằng tay hoặc bát đũa không rửa sạch, cho nhiều người ăn chỉ tránh qua 1 chậu nước. Có thể lây nhiễm sán qua vệ sinh không sạch sẽ. Khâu kiểm tra an toàn thực phẩm ở những quán ăn này cũng lỏng lẻo, nên người thực hiện không có ý thức có thể bỏ qua các khâu vệ sinh, gây lây nhiễm bệnh cho nhiều người.
Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm gan E như thế nào?
Người bệnh có triệu chứng nổi mẩn, ngứa ngáy khó chịu khi bị sán lá gan
3. Các giai đoạn phát triển bệnh sán lá gan trong cơ thể
Quá trình phát triển sán trong cơ thể được chia làm hai giai đoạn chính: xâm nhập, ủ bệnh và xâm nhập đường mật.
3.1 Giai đoạn ủ bệnh
Người bệnh sau khi ăn uống phải sán hoặc ấu trùng sán sau 4 – 7 ngày. Ký sinh trùng này sẽ bắt đầu di chuyển và gây những biểu hiện với người bệnh. Những người ăn nhiều đồ ăn nhiễm sán, khoảng trên 100 con sán có người sẽ có những triệu chứng biểu hiện đối với sán nhỏ. Còn đối với sán lá gan lớn, số lượng ăn ít hoặc nhiều thì thời gian ủ bệnh có thể kéo dài hơn, vài ngày hoặc vài tuần, thậm chí lâu hơn mới có triệu chứng ra bên ngoài.
3.2 Giai đoạn tấn công vào cơ quan nội tạng
Sán đi vào cơ thể theo đường dạ dày, đến tá tràng, sau đó theo đường mật đi vào trong gan. Tại gan, sán sinh sôi phát triển, ấu trùng sán non cũng trưởng thành, đẻ trứng ở đây. Sau một thời gian, sán tiếp tục di chuyển xuống đường mật, sinh trưởng, thải chất độc, đẻ con gây tắc đường dẫn mật. Điều này gây nên hiện tượng tắc nghẽn ống mật chủ. Bệnh nhân tiến triển sau giai đoạn này có thể tới vài tháng sau mới có triệu chứng.
4. Cảnh báo yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh sán lá gan
Ngoài những nguyên nhân trực tiếp có thể dẫn đến nhiễm sán thì yếu tố làm tăng nguy cơ này có thể là:
– Ô nhiễm nguồn nước: Do các lò mổ, phân gia súc đổ thẳng trực tiếp ra sông hồ ao mà chưa qua xử lý.
– Phơi nhiễm: Giữa người và vật nuôi quá gần nhau, khiến sán, vi khuẩn dễ dàng lây nhiễm chéo.
– Nguồn thực phẩm nhập khẩu: Nguồn thực phẩm bẩn từ nước ngoài hết hạn sử dụng, thối rữa nhiều năm, đem bán tràn lan qua mặt lực lượng chức năng. Thực phẩm thối rửa được xử lý qua hóa chất, là nguyên nhân gây nhiều bệnh trong đó có sán cho người dân không may ăn phải.
>>>>>Xem thêm: Những lưu ý khi dùng thuốc cho bệnh nhân xơ gan
Hình ảnh lát cắt tế bào gan bị sán tấn công thực tế
5. Bị sán lá gan thường có những triệu chứng gì?
Sau một thời gian xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân, sán sinh sôi phát triển. Bệnh sẽ có biểu hiện sau một vài tuần hoặc có thể vài tháng. Triệu chứng điển hình sán lá gan có thể là:
5.1 Đau bụng
Bệnh nhân có triệu chứng đau bụng vùng thượng vị, đau vùng hạ sườn phải (đối với sán lá gan lớn). Gan bệnh nhân to dần, sờ thấy khi bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn.
5.2 Tắc nghẽn, viêm ống mật, túi mật
Khi ấu trùng sán vào cơ thể người, sinh sôi phát triển ở gan. Sau một thời gian, sán chui xuống ống mật, ấu trùng sán non phát triển thành sán trưởng thành. Lúc này chúng đẻ trứng ở ống mật chủ, gây tắc nghẽn ống mật, gây viêm.
5.3 Gan to
Sán trú ngụ ở gan, sinh sôi phát triển, tấn công tế bào gan gây viêm. Bệnh nhân có thể sờ thấy ở phía bên hạ sườn phải thấy gan to hơn bình thường.
5.4 Khó chịu, ngứa, sốt, ớn lạnh
Chất độc do sán tiết ra vào cơ thể, tấn công gan. Gan không lọc được chất độc do sán tiết ra, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Sán tấn công làm tổn thương mô tế bào, cơ thể sẽ có phản ứng viêm để bảo vệ. Sốt, ớn lạnh là một trong những phản ứng bảo vệ của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.
Ai cũng có nguy cơ nhiễm sán lá gan. Bệnh khó phát hiện sớm do lúc này các biểu hiện chưa rõ ràng. Nhiều người nhiễm sán ở giai đoạn ủ bệnh, không có triệu chứng gì cảnh báo. Đặc biệt, ấu trùng sán có kích thước siêu nhỏ, không thể phát hiện bằng mắt thường. Biện pháp phòng bệnh quan trọng là luôn rửa sạch thực phẩm, ăn chín uống sôi, vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.