Nguyên nhân bị thủy đậu ở trẻ em là do đâu?

Thủy đậu là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em với tốc độ lây lan nhanh, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Vậy nguyên nhân bị thủy đậu ở trẻ em là do đâu, làm sao để điều trị và phòng ngừa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh lý này ngay trong bài viết sau.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân bị thủy đậu ở trẻ em là do đâu?

1. Bệnh thủy đậu ở trẻ em

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ em. Bệnh thủy đậu bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa do thời tiết thay đổi khiến tác nhân có hại phát triển mạnh và gây bệnh ở trẻ. Sức đề kháng của trẻ còn hạn chế nên có nguy cơ mắc bệnh cao, tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 2-7 tuổi.

Bệnh thủy đậu là một vấn đề đáng lo ngại hiện nay đối với trẻ nhỏ bởi không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi do các triệu chứng của bệnh mà còn tiềm ẩn nguy cơ viêm não, viêm phổi, rối loạn tâm thần… ở trẻ. Vì vậy, trẻ mắc thủy đậu cần được phát triển sớm và đưa đi khám kịp thời để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng xấu của bệnh tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Nguyên nhân bị thủy đậu ở trẻ em là do đâu?

Thủy đậu là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi

2. Triệu chứng bệnh thủy đậu

Thủy đậu ở trẻ thường có biểu hiện đặc trưng là các mụn nước li ti màu đỏ phân bố khắp trên da. Cha mẹ có thể nhận biết bệnh ở trẻ thông qua các dấu hiệu thuộc các giai đoạn mắc bệnh cụ thể như sau:

– Giai đoạn ủ bệnh: Thường kéo dài trong khoảng 2 tuần khi trẻ tiếp xúc với mầm bệnh. Ở giai đoạn này, phần lớn trẻ thường không xuất hiện các triệu chứng rõ rệt, một số trẻ có thể không xuất hiện triệu chứng của bệnh.

– Giai đoạn khởi phát: Sau khi trải qua giai đoạn ủ bệnh, mầm bệnh bắt đầu khởi phát và gây ra một số triệu chứng ban đầu ở trẻ như sốt nhẹ, chán ăn, người mệt mỏi, quấy khóc… Các triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với cảm cúm, ho sốt thông thường nên có nhiều phụ huynh bị nhầm lẫn hoặc chủ quan điều trị cho trẻ.

– Giai đoạn phát bệnh: Triệu chứng rõ ràng với đặc trưng là hồng ban rải rác khắp da, mụn nước khiến trẻ ngứa ngáy và có thể bị vỡ ra khi trẻ gãi. Ngoài ra, trẻ có thể bị sốt cao, người mệt mỏi, chán ăn, nôn trớ, mất ngủ, quấy khóc…

– Giai đoạn hồi phục: Khi bệnh thuyên giảm, các mụn nước bắt đầu khô và đóng vảy, sau đó tróc ra dần dần. Các triệu chứng trên ở trẻ cũng thuyên giảm, trẻ hết ngứa ngáy, chịu chơi, chịu ăn…

Nếu phát hiện bé nhà mình có dấu hiệu bất thường kể trên thì cha mẹ nên chủ động đưa con đi khám để bác sĩ xác định đúng bệnh và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân bị thủy đậu ở trẻ em là do đâu?

Trẻ mắc thủy đậu sẽ có các nốt mụn nước ở trên da, kèm sốt nhẹ, đau họng, mệt mỏi, chán ăn…

3. Nguyên nhân gây thủy đậu

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ do virus Herpes Zoster gây ra. Virus trú ngụ trong vảy thủy đậu và trên da của trẻ. Chúng có thể tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định khi ở ngoài không khí. Vì vậy, khi tiếp xúc với dịch mủ từ mụn thủy đậu hoặc cơ thể, quần áo, đồ chơi… của trẻ mắc bệnh thì trẻ khác có nguy cơ lây nhiễm cao.

Do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, nên virus dễ tấn công và gây bệnh ở trẻ. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh nhưng trẻ em thường có khả năng bị lây cao hơn và triệu chứng cũng nặng nề hơn so với người lớn.

Theo các chuyên gia, thủy đậu ở trẻ có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách như: viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm thận cấp, viêm não… Đó cũng là nguyên do, các bác sĩ luôn khuyến cáo cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm bởi việc phát hiện bệnh từ những giai đoạn đầu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bác sĩ điều trị hiệu quả hơn, giảm thiểu nguy cơ trẻ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Tìm hiểu thêm: Bệnh hen ở trẻ em có chữa khỏi được không?

Nguyên nhân bị thủy đậu ở trẻ em là do đâu?

Nguyên nhân bị thủy đậu ở trẻ là do nhiễm virus Herpes Zoster khi tiếp xúc với mầm bệnh

4. Điều trị thủy đậu cho trẻ

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chỉ định một số xét nghiệm cần thiết để đánh giá và xác định bệnh ở trẻ. Sau đó, dựa vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ. Hiện nay, điều trị thủy đậu ở trẻ thường được các bác sĩ chỉ định một số loại thuốc:

– Thuốc kháng sinh

– Thuốc kháng viêm

– Thuốc kháng virus

– Thuốc hạ sốt

– Thuốc giảm đau…

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng dung dịch xanh methylen… để sát khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm ở các nốt mụn thủy đậu.

Điều trị thủy đậu cho trẻ cần có sự chỉ định của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất. Vì thế, cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc cho trẻ bởi điều này có thể làm bệnh nặng thêm hoặc khiến trẻ gặp nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng.

Nguyên nhân bị thủy đậu ở trẻ em là do đâu?

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết sớm hiện tượng rối loạn tiêu hoá ở trẻ

Điều trị thủy đậu cho trẻ kịp thời để ngăn ngừa biến chứng

5. Phòng ngừa thủy đậu đúng cách

Trong quá trình sinh hoạt, trẻ có nguy cơ mắc thủy đậu là rất lớn do virus có thể lây lan với tốc độ nhanh. Vì thế, cha mẹ cần xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học để giúp trẻ tăng cường đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc thủy đậu.

– Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ vì đây là một trong những giải pháp được đánh giá cao về hiệu quả phòng ngừa thủy đậu.

– Nên hạn chế để trẻ tới những nơi tập trung đông người, nơi có người đang mắc bệnh hoặc kém vệ sinh…

– Cắt móng tay, móng chân và vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ hằng ngày.

– Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh tay chân sạch sẽ và đeo khẩu trang khi cần phải ra ngoài, tới nơi đông người…

– Bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ bằng thực phẩm dễ tiêu hóa, tươi xanh, nhiều rau củ và trái cây.

– Cho trẻ uống đủ nước, có thể uống sữa, nước trái cây bởi trong những đồ uống này chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết.

– Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ theo khuyến cáo để kiểm soát và chủ động chăm sóc, phòng ngừa đúng cách cho trẻ.

Thủy đậu ở trẻ là bệnh thường gặp do khả năng lây lan nhanh, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Trên đây là những nguyên nhân bị thủy đậu thường gặp ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần lưu ý để phòng ngừa và chăm sóc trẻ đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *