Tử cung đôi là dị dạng nguy hiểm, nó làm giảm khả năng thụ thai tự nhiên và gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ. Mặc dù những chị em có tử cung đôi vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường nhưng họ dễ gặp phải những biến chứng sản khoa nghiêm trọng, chẳng hạn như khó sinh, sinh non, sảy thai, thai chết lưu. Vậy nguyên nhân bị tử cung đôi là gì và cách điều trị như thế nào?
Bạn đang đọc: Nguyên nhân bị tử cung đôi và cách điều trị an toàn
1. Tử cung đôi là tình trạng như thế nào?
Tử cung là một bộ phận sinh sản của chị em phụ nữ. Bình thường, tử cung của chị em sẽ có hình giống quả lê lộn ngược.
Hiện tượng tử cung đôi là một bất thường hiếm gặp. Theo đó, chị em sẽ có 2 buồng trứng riêng biệt và mỗi một buồng trứng có thể dẫn tới cổ tử cung, âm đạo. Điều này có nghĩa là chị em sẽ có thể có 2 tử cung và 2 âm đạo riêng biệt cùng 2 ống dẫn trứng.
Theo các chuyên gia y tế, tử cung đôi của nữ giới có nhiều hình dạng khác nhau như:
– Tử cung vách ngăn: Là tình trạng bộ phận sinh dục nữ có 1 tử cung nhưng lại bị ngăn đôi bởi một vách. Trong trường hợp này, tử cung của chị em vẫn có 2 ống dẫn trứng, 2 buồng trứng và 1 cổ tử cung gắn với 1 ống âm đạo.
– Tử cung 2 sừng: Tử cung của chị em sẽ bị chia thành 2 phần nhưng vẫn cùng chung 1 cổ tử cung nối liền với âm đạo. Theo đó, mỗi một bên của tử cung sẽ nối với 1 buồng trứng và 1 vòi trứng tách biệt.
– 2 tử cung: Là tình trạng cơ quan sinh dục nữ có 2 tử cung được nối liền với 2 cổ tử cung tách biệt nhưng lại chỉ có 1 âm đạo. Theo đó, mỗi một bên tử cung sẽ có 1 ống dẫn trứng và 1 buồng trứng.
Nếu phụ nữ mang thai có tử cung đôi thì các nhánh động mạch nuôi dưỡng phôi thai sẽ bị phân tán. Bên cạnh đó, tử cung co giãn cũng không tốt và lòng tử cung bị thu hẹp dẫn tới tình trạng thai chết lưu, sẩy thai hoặc sinh non.
Tử cung đôi là bất thường hiếm gặp ở chị em phụ nữ
2. Nguyên nhân bị tử cung đôi
Tử cung đôi là dị dạng ở tử cung, thường xảy ra khi phôi thai đang phát triển ở trong bụng mẹ. Trong suốt quá trình phát triển của bào thai, tử cung của em bé trong bụng mẹ sẽ được hình thành nhờ vào quá trình sáp nhập 2 ống dẫn trứng song song với nhau, từ đó hình thành một tạng rỗng được gọi là tử cung.
Nếu quá trình sáp nhập 2 ống dẫn trứng này không gặp phải bất cứ khó khăn nào thì sẽ hình thành một tử cung bình thường và khỏe mạnh. Ngược lại, nếu quá trình sáp nhập xảy ra tình trạng bất thường thì có thể dẫn đến tình trạng tử cung đôi hoặc tử cung 2 sừng.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng sáp nhập không hoàn toàn này vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân bị tử cung đôi hiếm gặp là do yếu tố di truyền.
Những chị em có tử cung đôi thường sở hữu 1 cổ tử cung, 1 âm đạo hoặc mỗi một buồng tử cung có 1 cổ tử cung riêng biệt. Trong một vài trường hợp, tử cung đôi sẽ xuất hiện 1 vách ngăn dọc theo âm đạo và chia âm đạo thành 2 ngả khác nhau.
Mặc dù tử cung đôi là một dị dạng bẩm sinh hiếm gặp nhưng những chị em không may mắc phải tình trạng này vẫn có thể mang thai và sinh nở như bình thường. Tuy nhiên, tình trạng bất thường này có thể gây ra những biến chứng như nguy cơ cao bị sẩy thai, sinh non, thai nhi phát triển chậm.
Tìm hiểu thêm: 5 cách hạn chế sâu răng hiệu quả từ nha sĩ
Nguyên nhân bị tử cung đôi thường là do yếu tố di truyền
3. Tử cung đôi khi mang thai ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi?
Theo đánh giá của chuyên gia, những trường hợp bị tử cung đôi sẽ khó có con hơn những phụ nữ có tử cung bình thường. Nguyên nhân là do tử cung bị phân đôi khiến trứng được thụ tinh vào buồng tử cung sẽ không thể phát triển bình thường được.
Trong quá trình mang thai, em bé trong bụng mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc định vị điểm bám vào. Bên cạnh đó, trường hợp tử cung có vách ngăn thì khi thai nhi lớn lên, cấu trúc của thai sẽ bị vách ngăn phân chia dẫn tới dị dạng.
Với trường hợp mẹ bầu có 2 tử cung thì kích thước của tử cung chỉ bằng một nửa so với kích thước tử cung của chị em phụ nữ bình thường. Điều này sẽ khiến em bé trong bụng mẹ khó phát triển dẫn đến việc khó định vị ngôi thai.
Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu có 2 tử cung thì nguồn dinh dưỡng cho thai nhi cũng sẽ bị giảm đi bởi mỗi một tử cung chỉ có 1 mạch máu. Đó là lý do tại sao thai nhi có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, yếu ớt và sức đề kháng kém.
Ngoài ra, với những mẹ bầu bị tử cung đôi có thể gặp phải những nguy cơ sau:
3.1. Sinh khó
Trong thời gian mang thai, tử cung chứa phôi thai sẽ lớn lên nhưng tử cung còn lại chỉ lớn hơn so với bình thường một chút. Bởi lẽ tử cung không mang thai nằm ở vị trí thấp hơn so với tử cung mang thai nên trong quá trình chuyển dạ, thai nhi sẽ gặp khó khăn khi chui ra ngoài. Điều này có nghĩa là mẹ sẽ gặp phải tình trạng khó sinh.
Đó là lý do tại sao tỷ lệ sinh mổ của những mẹ bầu có tử cung đôi cao hơn so với sinh thường. Trên thực tế, nếu thai nhi nhỏ và tử cung còn lại không cản trở đường ra của em bé trong bụng thì mẹ bầu có tử cung đôi vẫn có thể sinh qua ngả âm đạo.
3.2. Thai nhẹ cân
Thông thường, những chị em có 1 tử cung sẽ có 2 động mạch tử cung tới cung cấp máu. Tuy nhiên, những chị em có tử cung đôi thì mỗi một tử cung chỉ có 1 động mạch tử cung cung cấp máu. Do đó, lượng máu cung cấp cho em bé trong bụng mẹ sẽ bị giảm đi, khiến trẻ sinh ra có nguy cơ bị nhẹ cân.
3.3. Sinh non
Vì tử cung chứa thai của chị em có tử cung đôi phát triển hạn chế hơn so với những người có 1 tử cung nên dễ dẫn đến tình trạng sinh non.
3.4. Sẩy thai
Những chị em có tử cung đôi thì ít khi cả 2 tử cung phát triển hoàn thiện. Khi thai làm tổ ở tử cung không hoàn thiện sẽ khiến cho khả năng giữ thai thấp đi. Ngoài ra, những chị em mang tử cung dị tật này thường có buồng trứng hẹp. Vì vậy, khi thai nhi lớn quá giới hạn cho phép thì tử cung sẽ tự đào thải bào thai. Đây là những thủ phạm chính dẫn tới nguy cơ sinh non hoặc sảy thai nhiều lần.
>>>>>Xem thêm: Tầm soát tế bào ung thư phổi bằng những phương pháp nào?
Những mẹ bầu bị tử cung đôi có nguy cơ sinh khó, sinh non, sẩy thai
4. Cách điều trị tử cung đôi
Không phải trường hợp nào bị tử cung đôi cũng phải điều trị. Vì vậy mà những chị em có tử cung đôi nhưng không xuất hiện dấu hiệu bất thường nào sẽ không phải điều trị.
Trường hợp chị em có tử cung đôi cùng 2 âm đạo sẽ phải tiến hành phẫu thuật. Mục đích của việc này là để loại bỏ vách ngăn phân chia âm đạo thành 2 ngả và giúp chị em mang thai cũng như sinh con dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, việc điều trị tử cung đôi cũng có thể được thực hiện bằng việc cắt bỏ buồng tử cung. Tuy nhiên, chị em cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng phương pháp này vì nó liên quan tới hormone nội tiết tố nữ. Ngoài ra, việc cắt bỏ buồng tử cung cũng có thể ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tử cung.
Nếu phụ nữ khi mang thai phát hiện ra mình bị tử cung đôi thì phải đặc biệt chú ý tới sức khỏe. Bởi lẽ việc tử cung bị dị dạng sẽ khiến ngôi thai không thuận, thậm chí là sinh non, thai chết lưu,…
Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng chị em đã nắm rõ những nguyên nhân bị tử cung đôi, từ đó biết cách điều trị phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.