Bệnh viêm dây thần kinh số 5 được biết tới là một cơn đau khá đặc thù. Cơn đau thường sẽ xuất hiện khá đột ngột và diễn ra trong thời gian ngắn. Đây là một căn bệnh lý khá hiếm gặp vì vậy không có quá nhiều người hiểu rõ về nó. Đặc biệt là từ nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dây thần kinh số 5
1. Sơ lược về đau dây thần kinh số V
Dây thần kinh số V còn được biết tới qua tên gọi: dây thần kinh tam thoa – một trong những dây thần kinh quan trọng của vùng mặt. Dây thần kinh này được phân chia làm 3 nhánh: hàm trên, hàm dưới và cả nhánh mắt. Các nhánh thần kinh sẽ đảm nhận dẫn truyền cảm giác của vùng quanh miệng, mặt, răng cho tới não. Dây thần kinh số V còn có nhiệm vụ tạo ra nước mắt, điều khiển cơ nhai ở miệng và cả tạo ra nước mắt.
Đau dây thần kinh số 5 chủ yếu là cơn đau nhói, ngắn và khá đột ngột.
Đau dây thần kinh số V là cơn đau khá đặc thù, thường đến một cách bất ngờ nhưng rất nặng ở một bên mặt. Tuy nhiên, cơn đau này diễn ra khá nhanh: khoảng sấp sỉ 1 phút. Cơn đau có thể ở dạng tự phát hoặc từ đến từ điểm cò súng (điểm khi bị kích thích).
Đa phần cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên mặt, rất ít trường hợp diễn ra ở cả 2 bên (khoảng 3-6%). Với trường hợp đau ở cả 2 bên đa số sẽ không xuất phát từ đầu. Chủ yếu xảy ra sau thời gian dài xuất hiện ở 1 bên, sau đó mới bắt đầu xuất hiện bên còn lại.
2. Nguyên nhân và biểu hiện của cơn đau dây thần kinh số V
Theo các số liệu thống kê, có tới hơn 70% trường hợp mắc bệnh là người cao tuổi (trên 70). Vậy bệnh lý này xuất hiện do những nguyên nhân nào? và biểu hiện cụ thể ra sao?
2.1. Nguyên nhân của bệnh viêm dây thần kinh số 5
Các nghiên cứu hiện nay chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, có thể dựa vào triệu chứng đặc trưng của bệnh để xác định được các nguyên nhân. Đó là:
– Do mạch máu chèn ép: được đánh giá là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng. Nguyên nhân này chiếm hơn 60% các ca bệnh và thường gặp nhất là ở phần động mạch tiểu não trên. Tuy nhiên, lý do khiến mạch máu chèn ép lên vùng dây thần kinh tam thoa lúc về già thì vẫn chưa thể giải thích được.
– Do bị các khối u chèn ép: khi đó, một hay nhiều nhánh của dây thần kinh số 5 có thể bị ảnh hưởng và chèn ép. Các khối u có thể ở lân cận hoặc ở góc cầu – tiểu não: u nang thượng bì, u ác tính di căn, u màng não,…
– Do virus: gây ra các nhiễm trùng và tiến triển âm ỉ ở các nhánh của dây thần kinh ngoại biên hay hạch Gasser.
Ngoài ra, tình trạng bệnh có thể do một số chấn thương gây ra. Những chấn thương như: thủ thuật nhỏ can thiệp ở mặt (nhổ răng khôn), hay các chấn thương nặng (gẫy xương nền sọ).
2.2. Biểu hiện nhận biết bệnh viêm dây thần kinh số 5
Các cơn đau của bệnh lý này chủ yếu khởi phát một cách đột ngột và diễn ra khá nhanh. Cảm giác của người bệnh là đau như bị điện giật hay như bị vật sắc nhọn đâm vào. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các cơn đau tương đối ngắn làm bệnh nhân cảm giác như cơn đau kéo dài.
Những cơn đau sẽ diễn ra bất ngờ vào các thời điểm trong ngày mà không theo một quy luật nào. Tình trạng khi đó sẽ được xác định dựa trên tần suất cơn đau mà người bệnh cảm nhận được. Cơn đau có thể do tự phát hoặc đến từ các kích thích: rửa mặt, nhai, nói, chạm lên mặt,… Tiêu chuẩn để chuẩn đoán là từ các cơn đau ở vùng mặt, trán kịch phát dài từ vài giây đến 2 phút.
Ngoài ra, người bệnh đa phần sẽ không gặp các biểu hiện nguy hiểm nào khác. Một vài điểm có thể thấy đau khi ấn, chạm vào như: điểm đau dưới ổ mắt, ở lỗ cằm, lỗ trên ổ mắt. Điều này hỗ trợ khá nhiều cho công tác chuẩn đoán bệnh với bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Biểu hiện bệnh Parkinson ở từng giai đoạn
Các cơn đau gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh
3. Chuẩn đoán với đau dây thần kinh số V
Viêm dây thần kinh số 5 sẽ được chuẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng và sử dụng kỹ thuật y khoa.
Với chuẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng, bác sĩ cần các thông tin từ bệnh nhân, gồm:
– Tính chất cơn đau: đau bất ngờ và diễn ra trong thời gian rất ngắn.
– Vị trí các cơn đau: chỉ rõ vị trí sẽ giúp bác sĩ chuẩn đoán bệnh được chính xác.
– Hoàn cảnh mà cơn đau xuất hiện: đột ngột hay kích thích nhẹ ở 2 vùng má.
Bên cạnh đó, cũng có một số bài kiểm tra để xác định chính xác như:
– Thăm khám hệ thần kinh: kiểm tra vùng bị đau và phản xạ. Điều này giúp nhận biết rõ triệu chứng là do dây thần kinh số 5 hay do bệnh lý khác.
– Chụp MRI: giúp bác sĩ thấy được khối u nào đang chèn ép tới dây thần kinh số 5 hay không.
Ngoài ra có thể với một vài trường hợp, bác sĩ cần chỉ định thêm một số xét nghiệm khác. Việc này nhằm mục đích loại bỏ một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra. Khi xác định được đúng nguyên nhân sẽ giúp quá trình điều trị được hiệu quả hơn.
4. Điều trị nội khoa và ngoại khoa với bệnh lý
Bác sĩ sẽ dựa trên nguyên nhân gây bệnh và tình trạng của bệnh nhân để đưa ra phương án phù hợp. Thông thường sẽ được điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại khoa như:
– Điều trị nội khoa: Bác sĩ sẽ chỉ định một vài loại thuốc thần kinh, tâm thần để hạn chế triệu chứng. Đa phần ở giai đoạn đầu các trường hợp bệnh đều đáp ứng thuốc khá tốt. Tuy nhiên, sau thời gian dài tác dụng sẽ dần suy giảm. Khi này đòi hỏi sự can thiệp thêm từ ngoại khoa.
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng đau rễ dây thần kinh tọa
Giai đoạn đầu của bệnh thường sẽ được chỉ định dùng thuốc để hạn chế các triệu chứng.
– Điều trị ngoại khoa: Một vài thủ thuật, phẫu thuật sẽ được áp dụng khi nội khoa không còn đem lại hiệu quả.
Đau dây thần kinh số V là bệnh lý khá nguy hiểm có thể dẫn tới nguy cơ liệt phần mặt. Vì vậy, người bệnh nên tuân thủ theo liệu trình mà bác sĩ đưa ra trong thời gian dài. Ngay khi vừa phát hiện những triệu chứng bất thường, bạn nên tới các cơ sở y tế sớm. Điều đó giúp quá trình chuẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị đạt kết quả tốt.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.