Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh hoặc để lại những di chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Việc nắm được nguyên nhân dẫn đến tai biến có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa căn bệnh nay và xử trí khi cơn tai biến xảy ra.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân dẫn đến tai biến là gì?
1. Điểm danh các nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não
Có rất nhiều nguyên nhân gây tai biến mạch máu não nhưng phổ biến nhất là:
1.1 Tăng huyết áp – Nguyên nhân dẫn đến tai biến thường gặp nhất
Các nghiên cứu cho thấy những người bị cao huyết áp thường phải đối mặt với nguy cơ tai biến gấp 3 – 4 lần so với người bình thường. Đây cũng là nguyên nhân gây đột quỵ hàng đầu khi có tới 80% các trường hợp tai biến có liên quan đến tăng huyết áp.
Sự tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên thành mạch là một điều dễ thấy ở bệnh nhân cao huyết áp. Chúng khiến cho thành mạch bị giãn dần và dễ tổn thương, vỡ ra gây xuất huyết não.
Trường hợp tổn thương nhỏ, quá trình tự vá lại nhờ hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin có thể thúc đẩy sự hình thành cục máu đông. Ở những người có huyết áp cao kèm theo rối loạn mỡ máu, thành mạch dễ bị dày lên do cholesterol dư thừa tích tụ. Điều này gây hẹp lòng mạch, cản trở quá trình đưa máu đến nuôi não và gây nhồi máu não.
Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến.
1.2 Xơ vữa động mạch
Xơ vữa là các mảng bám trên thành động mạch, được tạo nên từ mỡ thừa và các chất thải trong máu. Các mảng xơ vữa phát triển khiến diện tích lòng mạch ngày càng nhỏ hẹp và khiến máu lưu thông khó khăn hơn. Máu không thể lưu thông trong lòng mạch dễ liên kết lại thành các cục máu đông (huyết khối). Các mảng xơ vữa mềm, vỡ ra cũng tạo tiền đề hình thành các cục máu đông. Các huyết khối này có thể chạy dần lên não theo đường di chuyển của máu gây tắc nghẽn, tai biến.
1.3 Tiểu đường
Đái tháo đường thúc đẩy quá trình hình thành xơ vữa và huyết khối trong lòng động mạch. Sự kết hợp này khiến cho lòng động mạch dễ bị bít tắc, khiến máu và oxy không thể đến nuôi dưỡng não, gây tắc mạch máu não, phình vỡ mạch não. Bệnh tiểu đường thường đi kèm mỡ máu, làm cho quá trình xơ vữa động mạch càng trở nên trầm trọng, làm tăng nguy cơ đột quỵ não.
1.4 Bệnh tim mạch
Tim là cơ quan có nhiệm vụ co bóp để đưa máu lên não, vì thế 2 bộ phận này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Một số bệnh lý bệnh tim mạch như rung nhĩ, hẹp van hai lá có rung nhĩ, u nhày ở nhĩ trái, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, thông liên nhĩ… có thể là căn nguyên gây tai biến mạch máu não.
Cục máu đông hình thành trong buồng tim, van tim có thể bị trôi theo dòng máu lên động mạch cảnh hoặc lên não, chặn đột ngột dòng máu nuôi não, nhất là ở các vị trí bị tắc hẹp gây ra đột quỵ nhồi máu não.
Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị tim mạch như thuốc chống đông kháng vitamin K làm giảm khả năng đông máu, dễ gây tai biến xuất huyết não.
1.5 Dị dạng mạch máu não
Dị dạng mạch máu não là hiện tượng xuất hiện bất thường trong cấu trúc các mạch máu não. Tình trạng này có thể gây rối loạn trong não, gây chảy máu não và khiến người bệnh tử vong rất nguy hiểm. Theo các bác sĩ, dị dạng mạch máu não thường tiến triển một cách âm thầm khiến mạch não ngày càng giãn ra và yếu đi. Khi mạch máu chịu áp lực quá lớn do áp lực công việc, căng thẳng, stress… sẽ dẫn đến căng tức và vỡ mạch gây xuất huyết não.
1.6 Phình mạch máu não – Một trong những nguyên nhân dẫn đến tai biến
Phình động mạch não là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đột quỵ chảy máu não ở người trẻ. Tình trạng này xảy ra khi những điểm yếu trên thành mạch chịu tác động thường xuyên bởi áp lực của máu, giãn dần ra và tạo thành túi phình. Khi các túi phình ở não bị vỡ sẽ gây chảy máu não.
Phình động mạch não gặp ở khoảng 1-2% dân số. Khoảng 10% bệnh nhân vỡ phình động mạch não tử vong trước khi đến viện.
Phình động mạch là căn bệnh thường diễn biến âm thầm, không triệu chứng. Trong vòng 2-3 ngày trước khi động mạch não bị vỡ gây đột quỵ não, khoảng một nửa số bệnh nhân cảm thấy đau đầu đột ngột, rất dữ dội nhưng sau đó triệu chứng tự thoái lui dần khiến bệnh nhân chủ quan không đi khám. Khi túi phình vỡ thực sự tình trạng đã rất nặng nề.
Tìm hiểu thêm: Bệnh động kinh có di truyền không và cách chữa trị
Phình động mạch não là một trong những nguyên nhân gây tai biến.
1.7 Hút thuốc lá
Hút thuốc lá gây nhiều tác hại đối với sức khỏe, trong đó có nguy cơ gây các bệnh tim mạch và đột quỵ não.
1.8 Uống rượu nhiều
Uống nhiều rượu gây tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, tổn thương gan, suy gan, rối loạn đông máu. Những người uống rượu thường xuyên hoặc uống nhiều trong một lần có nguy cơ cao bị đột quỵ chảy máu não. Khi đột quỵ xảy ra, tình trạng thường rất nặng nề.
1.9 Cơn thiếu máu não thoáng qua
Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua biểu hiện là tình trạng thiếu máu não ngắn tự hồi phục. Biểu hiện của tình trạng này là người bệnh đột ngột thấy mờ mắt hoặc yếu chân tay một bên… Các cơn này tự qua đi không cần điều trị nhưng sau một thời gian sẽ lại tái lại. Bệnh nhân thường chủ quan không đi khám, để tới khi bị đột quỵ não thực sự xảy ra vào viện thì phải chịu những hậu quả nghiêm trọng.
2. Phòng ngừa tai biến tai biến mạch máu não – Lời khuyên từ chuyên gia
Có nhiều phương pháp để phòng tránh tai biến mạch máu não, tiêu biểu là:
– Duy trì lối sống tích cực để tránh các yếu tố nguy cơ: Không lạm dụng bia rượu, hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích; tập thể dục hàng ngày; tránh căng thẳng thần kinh quá mức và kéo dài; ăn nhiều rau, hoa quả; hạn chế ăn quá mặn, quá nhiều mỡ động vật.
– Kiểm soát và điều trị tốt các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch,… bằng cách đo huyết áp hằng ngày, kiểm tra đường máu, cholesterol máu thường xuyên.
>>>>>Xem thêm: Tại sao đau đầu, cách điều trị và khi nào cần khám
MRI được đánh giá là phương pháp chẩn đoán hiệu quả các bệnh lý não thần kinh.
Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về nguyên nhân dẫn đến tai biến và cách phòng ngừa. Khi thấy các biểu hiện tai biến, đừng chần chừ, hãy đưa người bệnh đi cấp cứu ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những nguy hiểm đáng tiếc.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.