Tình trạng mất ngủ chán ăn xảy ra với nhiều người, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này. Vậy nguyên nhân cũng như cách khắc phục mất ngủ, chán ăn là gì?
Bạn đang đọc: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ chán ăn
1. Biểu hiện mất ngủ chán ăn cụ thể ra sao?
Tình trạng mất ngủ chán ăn thường không có quá nhiều biểu hiện đặc trưng. Chính vì vậy, nó dễ gây nhầm lẫn với các triệu chứng mệt mỏi khác. Người gặp phải tình trạng này nên chú ý đến các thay đổi của chế độ ăn ngủ hàng ngày để nhận biết các bất thường và thăm khám sớm.
Cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng khi tới bữa
Những biểu hiện cụ thể của tình trạng này gồm có:
– Giấc ngủ chập chờn, không được đảm bảo. Khi vào giấc khó khăn và thường xuyên bị tỉnh dậy giữa đêm không rõ lý do.
– Thời lượng giấc ngủ ngày một suy giảm (4-5 tiếng/ngày). Thức dậy rất sớm và không thể quay lại giấc ngủ sau khi thức.
– Cơ thể luôn trong trạng thái uể oải, tụt hơi và thiếu sức sống.
– Trong lúc làm việc hay ban ngày thì không được tập trung, ăn ít và thường không thấy ngon miệng.
– Sau ăn hay có cảm giác khó chịu, cồn cào hoặc buồn nôn.
– Thường xuyên xuất hiện các cơn đau đầu (đau nửa đầu), ù tai, hoa mắt, chóng mặt.
– Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, hay bị táo bón hay tiêu chảy.
2. Nguyên nhân và tác hại của chứng mất ngủ, chán ăn
Bên cạnh các dấu hiệu, người bệnh cũng cần quan tâm tới nguyên nhân dẫn đến tình trạng. Đây cũng được xem là căn cứ quan trọng giúp quá trình điều trị sau này đạt hiệu quả tốt hơn.
2.1. Nguyên nhân gây mất ngủ chán ăn
– Suy nhược cơ thể: đây là tình trạng mệt mỏi kéo dài (5-6 tháng trở lên). Người bị suy nhược, cơ thể lúc nào cũng trong trạng thái thiếu sức sống, da xanh xao, người gầy yếu và dễ nổi nóng. Bên cạnh đó, người bị suy nhược rất dễ bị các bệnh lý mạn tính.
– Rối loạn tâm lý: từ các căng thẳng, áp lực trong công việc gây ra nhiều suy nghĩ tiêu cực. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ và cảm giác thèm ăn. Tình trạng nếu diễn ra kéo dài có thể dẫn đến các cơn đau đầu mạn tính, suy nhược thần kinh.
– Xuất phát từ các thói quen trong chính sinh hoạt hàng ngày. Lối sống sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng giấc ngủ và tình trạng ăn uống của bạn. Khi thức khuya triền miên và bỏ bữa sẽ khiến cơ thể giảm dần ý thức muốn ngủ đúng giờ, thèm ăn đến bữa.
– Dấu hiệu lão hóa: tuổi tác sẽ đi kèm với tình trạng lão hóa và suy yếu dần với cơ thể. Các bộ phận của cơ thể dần hoạt động kém hơn và rơi vào mệt mỏi, uể oải.
– Tác nhân từ môi trường: nơi sinh sống gặp các vấn đề như ô nhiễm, chật trội,… cũng là tác nhân gây ra cảm giác mất ngủ khó ăn.
– Từ các bệnh lý như: dạ dày, tiêu hóa, đại tràng, huyết áp,… khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Điều này làm sức khỏe dần bị cạn kiệt và dần gây ra mất ăn mất ngủ.
Tìm hiểu thêm: Hiểu về cơn co giật động kinh: Triệu chứng, cách kiểm soát
Mất ngủ nếu liên tục diễn ra sẽ khiến cơ thể dần rơi vào suy nhược
2.2. Tác động xấu của chứng mất ngủ chán ăn đến sức khỏe
Nếu mất ngủ chán ăn chỉ là biểu hiện của rối loạn sinh lý trong thời gian ngắn thì có thể điều chỉnh thông qua thay đổi các thói quen hàng ngày. Tuy nhiên, nếu để tiến triển nặng, kéo dài, vấn đề này có thể gây suy nhược cơ thể và ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, đây còn có thể là lời cảnh báo cho nhiều bệnh lý nguy hiểm như:
– Cao huyết áp: đây là bệnh hình thành do áp lực máu tác động tới thành động mạch. Tác động này có thể quá cao hay quá đột ngột gây ra: tai biến, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… Với giai đoạn đầu, phần lớn người bệnh sẽ chỉ thấy mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, mất ngủ đơn thuần.
– Dạ dày: trào ngược dạ dày hay viêm dạ dày cũng là nguyên nhân dẫn đến chán ăn mất ngủ. Ngoài ra, các cơn đau dạ dày còn làm cho bạn liên tục bị trằn trọc và khó ngủ về đêm.
– Suy thận: các tổn thương ở thận làm suy giảm chức năng hoạt động của cơ quan này và gây ra các dấu hiệu ban đầu là: chán ăn, mất ngủ và mệt mỏi.
– Suy giáp: là dạng rối loạn về nội tiết. Khi tuyến giáp không thể tiết ra đủ lượng hormone nhằm phục vụ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Điều này khiến bệnh nhân cảm thấy chán ăn, khó ngủ và dễ bị suy kiệt sức khỏe.
– Suy nhược thần kinh như: rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn tâm trạng,… diễn ra khi não bộ phải hoạt động quá nhiều hay căng thẳng liên tục. Các cảm xúc ức chế hay hưng phấn kéo dài dễ gây ra khó ngủ, chán ăn hay cả hoảng loạn về tâm lý.
3. Điều trị chán ăn mất ngủ bằng thuốc và những lưu ý
Để hạn chế tình trạng chán ăn mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe. trước hết cần chủ động thăm khám chẩn đoán và điều trị dứt điểm nguyên nhân. Đồng thời kết hợp với bồi bổ cơ thể thường xuyên.
Cần xác định tình trạng này có thể là biểu hiện sớm của những bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, tùy thể trạng từng người, bác sĩ sẽ đưa ra các hướng điều trị khác nhau. Trong đó, cách điều trị phổ biến là sử dụng thuốc. Người bệnh không được tự mua hay tăng, giảm liều mà không có chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Điều này nhằm tránh tác dụng phụ của thuốc cũng như hậu quả của việc dùng sai thuốc, Những nhóm thuốc được chỉ định điều trị tình trạng này có thể bao gồm:
– Thuốc bình thần: với tác dụng tăng cảm giác buồn ngủ và hạn chế thời gian trằn trọc.
– Nhóm thuốc an thần: là những loại thường dùng với người bị mất ngủ mạn tính. Đặc biệt là những người bị mất ngủ do căng thẳng, stress,…
– Thuốc kháng Histamin: đây là nhóm các loại thuốc đặc trị với mất ngủ, buồn nôn và chán ăn.
>>>>>Xem thêm: Phòng tránh đột quỵ chỉ với 5 biện pháp đơn giản
Sử dụng thuốc Tây y trong điều trị tình trạng mất ngủ chán ăn
Ngoài ra, khi chán ăn mất ngủ, người bệnh cũng có thể bổ sung thêm các loại vitamin hay thuốc bổ. Tuy nhiên, hiệu quả hấp thụ thuốc còn tùy từng thể trạng của mỗi người. Một vài trường hợp như người cao tuổi còn có thể gặp tình trạng tích lũy vitamin, vi chất. Từ đó dẫn đến sỏi thận và các bệnh lý về đường tiết niệu.
Chán ăn mất ngủ có thể không nguy hiểm nhất thời nhưng nếu kéo dài sẽ khó lường trước hậu quả. Người bệnh cần sớm phát hiện bất ổn để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời, đúng bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.