Ho kèm theo tức ngực có thể là những dấu hiệu cho thấy phổi có vấn đề. Khi gặp phải tình trạng này, tốt nhất người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời. Sau đây là một số nguyên nhân có thể dẫn tới ho và tức ngực.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân dẫn tới ho và tức ngực khi bạn có dấu hiệu bệnh
Nguyên nhân dẫn tới ho và tức ngực
Hen suyễn
Hen suyễn có thể là nguyên nhân dẫn tới ho và tức ngực. Đây là một bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí của phổi (khí quản), đặc trưng bởi tình trạng sưng nề và tắc nghẽn của đường dẫn khí kèm theo tăng tiết chất nhầy. Chất nhầy tích tụ trong đường dẫn khí gây ra thở khò khè và ho – hai triệu chứng điển hình của bệnh hen suyễn. Ngoài ra, người bị hen suyễn cũng có thể gặp phải triệu chứng tức ngực và khó thở. Những triệu chứng này thường xuất hiện trong các cơn suyễn và có mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào tình trạng của từng cá nhân. Một số người chỉ bị khó thở nhẹ nhưng cũng có nhiều trường hợp có thể bị tắc nghẽn đường dẫn khí hoàn toàn.
Nguyên nhân chính xác gây bệnh hen suyễn là không rõ nhưng có một số yếu tố gây nên cơn suyễn đã được xác định. Các yếu tố này bao gồm những chất gây dị ứng trong không khí, nhiễm trùng đường hô hấp, hoạt động thể chất quá sức, nhiệt độ lạnh, căng thẳng và ảnh hưởng của một số loại thuốc nhất định.
Cơn suyễn có thể được điều trị bằng thuốc cắt cơn suyễn dạng xịt. Ngoài ra thuốc kháng viêm dài hạn cũng được sử dụng để kiểm soát hen suyễn khi không có triệu chứng xuất hiện.
Viêm phế quản cấp
Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán khí phế thũng phế quản tận và phế nang
Một nguyên nhân khác dẫn tới ho và tức ngực có thể là bệnh viêm phế quản cấp. Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản, chủ yếu là do virus. Niêm mạc phế quản bị kích thích sẽ phồng, dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho kèm theo đờm đặc. Người bị viêm phế quản cấp tính có các triệu chứng như ho có đờm, thở khò khè và tức ngực. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như đau họng, sốt, khó thở, ớn lạnh và đau nhức cơ thể.
Bởi vì kháng sinh không có hiệu quả chống lại virus, không có điều trị đặc hiệu cho viêm phế quản cấp tính. Viêm phế quản cấp tính sẽ thuyên giảm dần và biến mất trong vòng 2 tuần. Một số loại thuốc giảm đau và thuốc chống viêm tự kê đơn có thể giúp giảm đau, sưng và sốt.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân viêm phổi cấp tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường tiến triển chậm, đặc trưng bởi tình trạng tổn thương đường hô hấp hoặc túi khí trong phổi, gọi là phế nang. Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới sự phát triển của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là hút thuốc lá. Các nguyên nhân khác bao gồm ô nhiễm không khí, hóa chất kích thích và trong trường hợp hiếm hoi là do khiếm khuyết di truyền. Triệu chứng thường gặp của căn bệnh này là tức ngực, ho có đờm, khó thở và thở khò khè. Do đó bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn tới ho và tức ngực. Thuốc giãn phế quản, chống viêm và những thay đổi về lối sống có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh. Bỏ thuốc lá là bước quan trọng đầu tiên cần thực hiện trong quá trình điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.