U trung thất là tình trạng xuất hiện khối u trong khoang trung thất của ngực. Với sự phát triển của công nghệ y tế, hiện nay việc phát hiện và điều trị bệnh được cải thiện một cách đáng kể. Tuy nhiên, để phòng ngừa và điều trị hiệu quả, bạn cần phải hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và phân biệt các dạng của khối u này.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân, dấu hiệu của u trung thất và cách phòng ngừa
1. Tổng quan về bệnh u trung thất
1.1. U trung thất là gì?
U trung thất là một khối u hình thành trong khoang trung thất của ngực. Khoang trung thất nằm giữa hai lá phổi và chứa nhiều cơ quan quan trọng như tim, khí quản, thực quản, động mạch chủ và các hạch bạch huyết. Do đó, khối u này có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối u.
Khối u này được chia thành một số loại như:
– U trung thất trên: Khối u này phát triển từ các tế bào của lớp ngoài cùng của khoang trung thất. Đây là loại này có độ phổ biến nhất chiếm khoảng 60% các trường hợp. Loại u này có xu hướng ít di căn hơn so với các loại u khác.
– U trung thất ác tính: Là loại phát triển từ các tế bào của lớp trong cùng khoang trung thất. Đây là loại có xu hướng di căn nhiều và có khả năng lan rộng sang các cơ quan, mô xung quanh.
– U trung thất di căn: Loại này phát triển từ các tế bào của các cơ quan khác trong cơ thể và lan rộng sang khoang trung thất. Đây cũng là một loại hiếm gặp nhưng có khả năng lan rộng một cách nhanh chóng.
Đây là một khối u hình thành trong khoang trung thất của ngực, nằm giữa hai lá phổi và chứa nhiều cơ quan quan trọng
1.2. U trung thất xuất hiện do nguyên nhân nào?
Nguyên nhân gây khối u có thể do nhiều yếu tố bao gồm:
– Viêm nhiễm: Viêm nhiễm ở trung thất có thể dẫn đến hình thành khối u.
– Biến chứng của các bệnh lý khác: Một số bệnh lý, chẳng hạn như bệnh lao, bệnh sarcoidosis,… có thể gây biến chứng.
– Bẩm sinh: Một số người có thể có nguy cơ cao mắc bệnh do bẩm sinh.
– Tiếp xúc với các chất gây ung thư: Tiếp xúc với các chất gây ung thư, chẳng hạn như khói thuốc, hóa chất,… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
1.3. U trung thất thường biểu hiện qua những dấu hiệu nào?
Tuy khối u này phát triển một cách âm thầm nhưng khi cơ thể người bệnh xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng bất thường thì việc nhận biết sớm các triệu chứng này giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh. Cụ thể:
– Đau ngực và khó thở: Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng của khối u này do áp lực của khối u trên các mô tế bào xung quanh. Đặc biệt là phổi sẽ gây tràn dịch màng phổi và tối loạn chức năng các cơ quan.
– Thở rít, thở khò khè kèm ho ra máu: Đây là dấu hiệu có thể xuất hiện khi khối u chèn ép vào đường hô hấp, gây hẹp đường thở. Khi khối u xâm lấn vào mạch máu sẽ gây tổn thương thành mạch có thể khiến người bệnh ho ra máu.
– Khó nuốt kèm tình trạng cơ thể suy yếu: Khi khối u chèn ép vào thực quản sẽ gây ra tình trạng khó nuốt làm tăng cảm giác mệt mỏi và cơ thể suy yếu.
– Viêm phế quản bội nhiễm: Có thể xảy ra khi khối u này ảnh hưởng tới chức năng của hệ hô hấp.
– Dấu hiệu như sưng, phù nề và đau khớp: Có thể xuất phát từ sự chèn ép của khối u.
– Viêm hạch bạch huyết: Tình trạng sưng hạch, đau hạch hoặc hạch to vùng cổ, vùng trên đòn.
– Một số vấn để ở mắt: Sụp mí mắt, co đồng tử ở một bên mặt.
– Hội chứng Pierre Marie: Ngón tay dùi trống, dây cốt mạc đầu chi, đau các khớp cổ chân, bàn chân, bàn tay…
– Ngoài ra, người bệnh cảm thấy không đều về nhịp thở, tăng áp huyết và tăng sản xuất nước bọt.
Tìm hiểu thêm: Cắt túi mật có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Nếu phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng bất thường thì việc nhận biết sớm các triệu chứng này giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh
2. Một số biến chứng nguy hiểm của loại khối u này
Nếu không điều trị thì khối u sẽ phát triển và chèn ép tới các mô xung quanh, gây ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan này.
Bên cạnh đó, khối u ác tính có thể xâm lấn, di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể. Khối u xâm lấn vào cột sống gây chèn ép tủy sống hoặc xâm lấn vào tim, các mạch máu của người bệnh và có nguy cơ gây tử vong.
Khi điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ tùy vào mỗi phương pháp như:
– Phương pháp phẫu thuật: Người bệnh có thể xảy ra một số tác dụng phụ như đau, sưng tấy hoặc nhiễm trùng…
– Phương pháp xạ trị: Tác dụng phụ có thể xảy ra sau phương pháp này là chán ăn, khó nuốt, đau cổ họng, da bị bỏng rát, phồng rộp, viêm loét da…
– Phương pháp hóa trị: Phương pháp này có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, rụng tóc, thiếu máu…
3. Biện pháp ngăn ngừa sự phát triển khối u tại vùng ngực
Bạn cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học hàng ngày, cụ thể:
– Sử dụng các loại thực dạng lỏng, cần chia bữa ăn nhỏ ra thành nhiều bữa giúp người bệnh dễ tiêu hóa, hấp thu dễ hơn.
– Bổ sung thêm các loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng như các sản phẩm từ sữa, trái cây tươi, tỏi…
– Bổ sung thêm vitamin A, đây là loại vitamin có khả năng tiêu diệt và tấn công các tác nhân gây hại xâm nhập từ bên ngoài vào và giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
– Bổ sung thêm vitamin C nhằm cải thiện hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sản sinh ra các tế bào bạch cầu và kháng thể.
– Uống nhiều nước: Các loại u hạch hoặc u nguyên bào thần kinh sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa như tiểu chảy. Uống nhiều nước giúp hạn chế việc cơ thể bị mất nước
Ngoài ra, mỗi người cần áp dụng lối sống lành mạnh như sau:
– Duy trì tinh thần tích cực, hạn chế tình trạng căng thẳng. Nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày.
– Tập luyện thể dục, rèn luyện mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh.
– Kiểm tra, sàng lọc sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của khối u nhằm làm chậm sự tiến triển của bệnh.
>>>>>Xem thêm: Cắt túi mật nội soi và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật?
Bạn cần thực hiện một số cách để phòng ngừa sự phát triển của khối u gây ảnh hưởng tới sức khỏe
Có thể thấy rằng, u trung thất là một bệnh lý nguy hiểm và phổ biến. Để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh ngay từ những giai đoạn đầu, mọi người nên chủ động thực hiện sàng lọc, theo dõi sức khỏe định kỳ. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp thêm về tình trạng này, hãy liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để nhận hỗ trợ!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.