Bệnh mụn rộp quanh miệng không phải là một tình trạng hiếm gặp. Người bệnh thường sẽ cảm thấy khó chịu, đau, ngứa, … Vậy mức độ lây lan của bệnh như thế nào và đâu là nguyên nhân? Ta hãy cùng đi tìm lời giải đáp qua bài viết bên dưới đây.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây bệnh mụn rộp quanh miệng
1.Tình trạng mụn rộp quanh miệng
1.1 Mụn rộp quanh miệng là bệnh gì?
Tình trạng mụn rộp quanh miệng gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt người bệnh
Mụn rộp quanh môi, miệng hay còn gọi là bệnh Herpes, sốt vỉ hoặc mụn nước sốt. Khi đó, những vết phồng rộp nhỏ hình thành theo từng đám ở trên môi và phía xung quanh miệng.
Những vùng da ở quanh chỗ bị phồng thường sẽ nổi đỏ lên. Vùng bị phồng có nguy cơ bị vỡ khiến dịch chảy ra ngoài. Sau một vài ngày, vết thương sẽ tự đóng vảy. Tuy nhiên, vết thương thường sẽ tự lành trong khoảng vài ngày tới nửa tháng. Khi đó, người bệnh cũng có thể tiến hành điều trị tại nhà.
1.2 Một số biểu hiện bệnh mụn rộp quanh miệng
Khi mắc bệnh Herpes, lúc đầu môi sẽ có cảm giác bị ngứa rát rân ran hoặc thấy bỏng rát, khó chịu. Sau một vài ngày, trên vùng miệng cùng viền môi sẽ có nhiều mụn rộp đỏ xuất hiện. Ở trong mụn có chứa dịch và bị sưng tấy. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp sẽ xuất hiện những đám mụn rải rác cả ở những vùng khác như mũi, má hay ở trong miệng. Trong đó, mụn rộp ở vùng môi sẽ thường kéo dài 1-2 tuần rồi vỡ ra. Dịch từ trong mụn sẽ chảy ra, đóng vảy vết thương sau vài ngày.
Bên cạnh biểu hiện nổi mụn rộp, căn bệnh này cũng có một số triệu chứng khác như:
– Đau rát, khó chịu.
– Cổ xuất hiện những hạch bị sưng.
– Sốt.
– Họng đau rát.
– Với đối tượng trẻ nhỏ, nước dãi sẽ chảy nhiều hơn. Trẻ quấy khóc do khó chịu trước những tình trạng triệu chứng trên.
– Một đợt bệnh thường sẽ kéo dài 1-3 tuần. Một năm bệnh sẽ tái phát 1-2 lần. Tuy nhiên cũng có những trường hợp một năm bệnh tái lại tới 5-6 lần.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu ung thư máu có dễ nhận biết không?
Mụn rộp quanh miệng khiến người bệnh thấy đau rát, khó chịu
Lần đầu bùng phát bệnh có thể không có dấu hiệu gì đặc biệt. Nếu có thì mụn rộp thường tràn lan tới mọi nơi ở trong miệng. Khi đó, tình trạng thường nghiêm trọng hơn những lần bùng phát sau đó.
2. Nguyên nhân gây tình trạng mụn rộp quanh miệng
Nguyên nhân gây bệnh này là virus Herpes simplex (HSV). Hiện nay có 2 loại virus này là HSV-1 và HSV-2. Trên thực tế có khoảng 80% trường hợp những bệnh bị mụn rộp ở xung quang miệng gây ra bởi virus HSV-1. Virus này sẽ tồn tại ở những người đã từng bị bệnh. Virus gây bệnh sẽ xâm nhập trực tiếp vào bên trong cơ thể con người qua da hoặc ở trong khoang miệng.
Khi gặp môi trường đáp ứng đủ điều kiện thuận lợi, virus hoàn toàn có thể sinh sôi, phát triển và tiếp tục gây mụn rộp ở môi. Một số điều kiện môi trường có thể kể đến như: hệ miễn dịch suy yếu, tiếp xúc ánh sáng mặt trời ở trong thời gian dài, mắc các bệnh lý răng miệng, căng thẳng, áp lực, …
3. Bệnh mụn rộp ở quanh miệng có lây không?
Tình trạng mụn rộp ở quanh miệng hoàn toàn có khả năng lây lan cho người khác. Cụ thể, virus sẽ tồn tại trong người đã hoặc đang mắc bệnh. Khi tiếp xúc với người bệnh trực tiếp, ăn uống chung, dùng chung đồ dùng cá nhân hay quan hệ tình dục bằng miệng, … đều có nguy cơ cao nhiễm bệnh.
>>>>>Xem thêm: Khám ung thư tuyến giáp ở đâu?
Mụn rộp quanh miệng có thể lây cho trẻ nhỏ
Đối với người bình thường, khi tiếp xúc những chất dịch ngầy của mụn rộp trên người bệnh cũng sẽ dẫn tới lây nhiễm. Với trẻ nhỏ, cha mẹ thường sẽ lây bệnh cho con theo cách này. Những biểu hiện của bệnh có thể tự khỏi nhưng ta không thể loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh khỏi cơ thể.
4. Phương pháp điều trị tình trạng mụn rộp ở quanh miệng
Cho tới nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh mụn rộp ở xung quanh miệng. Thông thường, những mụn rộp sẽ tự động biến mất sau 1-3 tuần. Thế nhưng, vì bệnh dễ gây lây lan nên việc tiến hành điều trị sớm rất cần thiết.
Điều trị bằng thuốc phù hợp sẽ giúp rút ngắn khoảng thời gian mắc bệnh. Đồng thời, tình trạng bệnh bùng phát sẽ được ngăn chặn tốt hơn.
Sử dụng thuốc bôi mụn rộp hay thuốc uống điều trị sẽ tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Sau khi đã kiểm tra, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp cần sử dụng. Thông thường một số loại thuốc được kê gồm: thuốc kháng virus, thuốc giảm đau, thuốc chăm sóc tại chỗ, thuốc chống bội nhiễm, kem bôi giúp giảm đau, …
5. Cách phòng ngừa bệnh mụn rộp quanh miệng tái phát
Người bệnh có thể làm giảm đi tần suất bệnh tái phát bằng cách:
– Tránh để môi tiếp xúc dưới ánh sáng mặt trời quá lâu. Người bệnh nên bôi kem chống nắng cho môi trong mọi thời điểm. Điều này sẽ giúp bảo vệ môi và quanh miệng tránh được những sự tác động từ ánh nắng mặt trời.
– Tránh việc tiếp xúc thân mật với người bị bệnh Herpes môi hoặc có vết loét mụn rộp.
– Tránh sử dụng những loại thực phẩm, thức uống có thể kích thích dẫn tới phát bệnh. Đặc biệt, người bệnh không được ăn các loại hạt, gelatin, socola.
– Tránh sử dụng chung những dụng cụ vệ sinh như khăn tắm, bàn chải, dao cạo râu, … mà người bệnh từng sử dụng.
Sau đây là một số phương pháp để ngăn ngừa lây lan bệnh với đối tượng trẻ nhỏ:
– Trẻ cần rửa tay thường xuyên và đảm bảo giữ gìn vệ sinh.
– Không để cho trẻ đưa đồ chơi ngậm vào miệng.
– Thường xuyên vệ sinh đồ chơi của trẻ với các chất khử trùng.
– Nếu như trẻ có những biểu hiện mụn vỡ hay bị rỉ dịch thì nên giữ ở nhà tới khi mụn nước đã bắt đầu đóng vảy.
– Không để cho trẻ em tiếp xúc gần nhau khi đang có mụn rộp và không kiểm soát việc chảy nước dãi.
– Sử dụng các loại găng tay dùng một lần hoặc những miếng bông gạc để lấy thuốc mỡ tiến hành bôi lên vết mụn loét của trẻ.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng bệnh mụn rộp quanh miệng. Nhìn chung trong mọi trường hợp, người bệnh cần giữ vệ sinh sạch sẽ để phòng chống nguy cơ bị lây nhiễm không chỉ bệnh Herpes và nhiều căn bệnh khác nữa.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.