Trẻ bị bí tiểu thường bứt rứt, khó chịu, quấy khóc khiến ba mẹ lo lắng, bất an. Vậy nguyên nhân gây bí tiểu ở trẻ em là gì và các bậc phụ huynh nên xử trí thế nào khi con bị bí tiểu? Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin giúp ba mẹ hiểu hơn về vấn đề này.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây bí tiểu ở trẻ em các mẹ cần quan tâm
Trẻ bị bí tiểu có biểu hiện gì?
Trẻ bị bí tiểu thường bứt rứt, khó chịu, quấy khóc khiến ba mẹ lo lắng. (ảnh minh họa)“>
Bí tiểu ở trẻ em là bệnh lý có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây
Bình thường bàng quàng của trẻ sẽ chứa đựng một lượng nước tiểu khoảng 60-300ml, thay đổi tùy theo lứa tuổi, khi nước tiểu chứa đựng ở bàng quang sẽ kích thích gây buồn tiểu và đi tiểu.
Bí tiểu là tình trạng trẻ buồn tiểu mà không đi tiểu được, trẻ gặp khó khăn khi đi tiểu. Tình trạng này có thể kéo dài trên 12 giờ, con thường cảm thấy bứt rứt, khó chịu, đau bụng vùng dưới rốn, muốn đi tiểu mà không tiểu được, nước tiểu ít chỉ vài giọt, tia nước tiểu yếu, sờ được một khối tròn vùng bụng dưới rốn, khi sờ vào trẻ có cảm giác căng tức.
Tình trạng bí tiểu cấp tuy không thường gặp ở trẻ em nhưng đây là tình huống phải được xử trí kịp thời nếu không có thể gây vỡ bàng quang đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Nguyên nhân gây bí tiểu ở trẻ em
Hẹp đường niệu đạo ở trẻ em có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị bí tiểu, ngoài ra còn rất nhiều những nguyên nhân khác
Nguyên nhân thường gặp nhất gây tình trạng bí tiểu ở trẻ là do tổn thương vùng tiết niệu sinh dục như hẹp bao quy đầu, viêm mô tế bào, tật dính môi lớn,…
Trẻ bị táo bón cũng là một nguyên nhân gây bí tiểu, do phân tích tụ lâu ngày gây chèn ép đường tiểu.
Rối loạn thần kinh bàng quàng quang (sau chấn thương vùng thắt lưng, phẫu thuật cùng cụt, viêm tủy sống, viêm não,…) ở trẻ em cũng có thể gây bí tiểu.
Trẻ đang sử dụng một số thuốc như thuốc kháng histamine, thuốc chống trầm cảm,… cũng có thể gây bí tiểu.
Ngoài ra các bệnh lý như sỏi bàng quang, dị tật bẩm sinh (hẹp van niệu đạo sau, polyp) cũng có thể gây bí tiểu ở trẻ.
Làm gì khi con bị bí tiểu?
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về các loại thuốc điều trị cúm A
Trẻ bị bí tiểu ba mẹ không nên đắp lá, xoa dầu vì cógây bỏng da bé mà không giải quyết được tình trạng bí tiểu
Các bậc phụ huynh khi thấy con bị bí tiểu có thể dùng nước ấm chườm ở vùng dưới rốn của trẻ.
Cho bé vào nhà vệ sinh, mở vòi nước và thử “xi tè” cho trẻ xem con có đi tiểu được không.
Có thể cho trẻ nằm trong bồn nước ấm để kích thích trẻ đi tiểu.
Nếu trẻ vẫn không đi tiểu được hay tiểu rắt, nước tiểu ít, con khó chịu thì cần đưa bé đến ngay bệnh viện, để các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp điều trị tốt nhất cho bé.
Ba mẹ cần lưu ý nếu trẻ không đi tiểu trong thời gian dài, cũng không sờ được khối bất thường ở vùng bụng dưới rốn, tuy nhiên trẻ kích thích khó chịu, nhìn kỹ có thể thấy trẻ phù mặt, phù tay chân hoặc trẻ kêu đau dầu… Cần đưa con đến bệnh viện ngay vì đó có thể là dấu hiệu bé đang bị suy thận.
>>>>>Xem thêm: Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu?
Nên đến thăm khám để nhận được tư vấn tại các cơ sở y tế uy tín.
Hy vọng rằng bài viết hôm nay đã giúp mẹ có thêm thông tin về bệnh lý bí tiểu ở trẻ em. Khi trẻ gặp những triệu chứng của bệnh lý này, cần đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.