Nguyên nhân gây chứng đau đầu nhũ hoa ở nữ giới

Đau đầu nhũ hoa (hay đau đầu ti, đau đầu vú) là một trong những lo lắng thầm kín mà rất nhiều chị em phải đối mặt, việc điều trị chứng đau đầu ti cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Bài viết bên dưới sẽ cung cấp cho bạn nhóm nguyên nhân phổ biến gây chứng đau đầu vú ở chị em và những biện pháp giảm đau hiệu quả.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây chứng đau đầu nhũ hoa ở nữ giới

1. Đau đầu nhũ hoa là như thế nào?

Đau đầu nhũ hoa ở nữ giới là một vấn đề không hiếm gặp và có thể gây ảnh hưởng đến sự thoải mái và sức khỏe của phái nữ. Tình trạng này có thể biểu hiện dưới nhiều dạng và tùy thuộc vào từng người, triệu chứng có thể khác nhau. Dưới đây là một số mô tả về đau đầu vú mà bạn có thể cảm nhận:

– Đau nhức hoặc đau rát đầu nhũ hoa

– Cảm giác căng tức bầu ngực, căng tức đầu nhũ hoa gây ra sự khó chịu.

– Đau đầu vú có thể tăng lên khi bạn tiếp xúc với vùng này, chẳng hạn như trong quá trình di chuyển, tập thể dục, hoặc khi mặc quần áo không phù hợp.

Nguyên nhân gây chứng đau đầu nhũ hoa ở nữ giới

Đau đầu nhũ hoa có thể tăng lên khi bạn tiếp xúc với vùng này

– Triệu chứng có thể kéo dài trong một khoảng thời gian cố định hoặc có thể xuất hiện đột ngột và biến mất.

– Một số dấu hiệu khác mà người bệnh có thể gặp phải là đầu núm vú có chảy dịch, xuất hiện khối u bất thường ở vú hoặc vùng lân cận như nách, đây là những biểu hiện cảnh báo sức khỏe bạn có thể đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng.

Bạn cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa khi có các dấu hiệu và triệu chứng đau và tiết dịch ở đầu nhũ hoa, nhất là khi có máu có mủ, sau sinh 1 tuần mà vú sưng đau hay có mật độ cứng rắn, đây là dấu hiệu vú bị nhiễm khuẩn, xuất hiện cục cứng mới ở ngực kèm đau và không mất đi sau khi kỳ kinh nguyệt đã kết thúc, đau đầu vú kéo dài mà không rõ nguyên nhân.

2. Nguyên nhân gây chứng đau đầu vú ở nữ giới

Chứng đau đầu vú ở nữ giới có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra chứng đau đầu vú ở nữ giới.

2.1. Đau đầu vú do sự thay đổi hormone

Phụ nữ trong những ngày kinh nguyệt hoặc đang thai nghén thường gặp phải triệu chứng đau đầu vú, nguyên nhân của tình trạng này là do sự thay đổi về hormone. Khi này bạn sẽ có cảm giác đau, tức ngực và đau ở đầu núm vú gây cảm giác khó chịu nhất là khi hoạt động mạnh như chạy nhảy.

Ngoài ra,ở phụ nữ sau sinh cũng phải đối mặt với tình trạng này, do sự xuống sữa làm cho vú căng ứ và gây đau. Lưu ý, nếu có vùng đỏ thì cần gặp thầy thuốc, bởi viêm tấy có thể phát triển thành áp-xe gây nguy hiểm.

2.2. Các nguyên nhân khác

Những nguyên nhân khác có thể gây đau đầu nhũ hoa ở nữ giới là:

– Thay đổi cấu trúc và thát triển: Trong giai đoạn dậy thì hoặc mang thai sự phát triển của mô vùng ngực có thể tạo ra sự căng và đau ở đầu vú.

– Dị ứng và kích ứng da: Tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc kích ứng da như kem dưỡng da, xà phòng, nước xả vải, hoặc vải không phù hợp có thể làm cho da nhũ hoa trở nên ửng đỏ, ngứa, và gây ra đau rát.

– Áp lực vật lý: Đau đầu vú có thể xuất phát từ áp lực vật lý, chẳng hạn như việc sử dụng áo ngực không phù hợp, quá chật hoặc quá nịt, làm tăng cường sự cọ xát, tạo áp lực lên vùng nhũ hoa và gây đau nhũ hoa.

– Tâm lý: Căng thẳng, stress, tình trạng tâm lý không ổn định có thể gây ra sự thay đổi của hormone, từ đó gây đau nhức ở đầu vú.

– Bệnh lý về ngực: Các vấn đề liên quan đến tình trạng sức khỏe của tuyến vú bao gồm viêm nhiễm, bệnh xơ nang vú, phụ nữ đang cho con bú bị tắc ống sữa và nhiễm khuẩn, hội chứng tiền kinh, sưng tĩnh mạch,..có thể gây ra đau đầu vú.

Tìm hiểu thêm: Bệnh Hodgkin là gì? Khối u xuất hiện ở hạch bạch huyết

Nguyên nhân gây chứng đau đầu nhũ hoa ở nữ giới

Bệnh lý về ngực có thể là nguyên nhân đau đầu vú

– Những bệnh ngoài da do virus mụn rộp phát triển ở vú cũng gây đau nhũ hoa.

– Các chấn thương, hoặc tác động vật lý có thể gây ra sự đau đầu vú.

– Ngoài ra, có một số loại thuốc cũng có thể gây ra đau vú như thuốc trợ tim loại digitalis, hay thuốc hạ huyết áp aldomet…

Đau đầu vú ở mỗi người có thể có phản ứng đau khác nhau do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn gặp triệu chứng này và cảm thấy lo lắng, việc tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia y tế là quan trọng để được đánh giá và điều trị phù hợp.

3. Cách giảm đau đầu nhũ hoa

Để giảm đau đầu vú, bạn có thể thử áp dụng các biện pháp tự chăm sóc và thay đổi thói quen hàng ngày như dưới đây. Tuy nhiên cần lưu ý rằng mỗi người có thể có phản ứng khác nhau với các biện pháp giảm đau, vì vậy, nếu triệu chứng không giảm đi sau khi thực hiện các biện pháp tự chăm sóc, hãy liên hệ với bác sĩ.

Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện để giảm đau đầu vú:

– Sử dụng áo ngực có kích thước và chất liệu phù hợp, tránh áo ngực quá chật hoặc quá nịt, để tránh tạo áp lực và cọ xát không mong muốn lên vùng nhũ hoa.

– Sử dụng áo lót có lớp lót mềm mại và không gây kích ứng, tránh sử dụng áo lót bằng chất liệu tổng hợp hoặc chất liệu có khả năng gây dị ứng.

– Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da nhũ hoa thân thiện với da. Tránh sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất có thể gây kích ứng da đầu vú và gây đau đầu vú.

– Sử dụng chườm nóng để giúp giảm đau và sưng ngực.

Nguyên nhân gây chứng đau đầu nhũ hoa ở nữ giới

>>>>>Xem thêm: Nổi hạch sau tai là bệnh gì? ấy tay ấn vào cảm thấy hơi nhức

Sử dụng chườm nóng để giúp giảm đau và sưng ngực

– Thực hiện các phương pháp thư giãn như yoga, thiền, tập thể dục nhẹ nhàng, hoặc tắm nước ấm để giúp giảm căng thẳng và stress.

– Đảm bảo bạn có đủ giấc ngủ và thư giãn hàng ngày để giúp cơ thể phục hồi và giảm đau.

– Cân nhắc thay đổi chế độ ăn uống bằng cách giảm tiêu thụ các thực phẩm có chứa caffeine và thực phẩm có khả năng gây tăng tình trạng viêm.

– Khi thấy xuất hiện các triệu chứng đau đầu vú kéo dài, cần theo dõi về mức độ, tần suất xuất hiện cơn đau,..đồng thời đi khám chuyên khoa để được bác sĩ giúp xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bajnt ìm hiểu nguyên nhân đau đầu vú và biện pháp giúp cải thiện tình trạng này. Nếu tình trạng của bạn kéo dài hay có những biểu hiện bất thường, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *