Đầy hơi dạ dày là tình trạng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn có thể là nguyên nhân của một số bệnh lý. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân gây ra vấn đề này cũng như cách điều trị.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây đầy hơi dạ dày và cách điều trị
1. Đầy hơi dạ dày là tình trạng gì?
Đầy hơi dạ dày là hiện tượng khí tích tụ trong dạ dày và ruột, làm cho người bệnh cảm thấy bị đầy bụng và bụng bị căng lên. Tình trạng đầy hơi dạ dày thường là hệ quả của việc nuốt không khí hoặc hơi do sự phân hủy của thực phẩm trong quá trình tiêu hóa. Nó có thể xuất hiện nhiều lần trong ngày và kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định.
Dạ dày nhiều hơi thường đi kèm nhiều biểu hiện phổ biến khác như: chướng hơi buồn nôn, chóng mặt, khó tiêu, đi ngoài…
Đầy hơi dạ dày là hiện tượng khí tích tụ trong dạ dày làm cho người bệnh cảm thấy bị đầy bụng và bị căng lên
2. Những nguyên nhân gây chứng dạ dày đầy hơi
Dưới đây là một vài nguyên nhân cơ bản gây ra triệu chứng này như sau:
2.1. Chế độ ăn uống không khoa học
Các triệu chứng đầy hơi thường có mối liên hệ chặt chẽ với chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống hằng ngày. Những người hay ăn thực phẩm tái, sống, hải sản, đồ uống có cồn…dễ bị đầy hơi dạ dày hơn so với người bình thường. Đặc biệt trong các loại đồ ăn này còn chứa nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn… gây ra tình trạng tiêu chảy, đầy bụng, nôn mửa, ngộ độc thực phẩm.
Bên cạnh đó, thói quen ăn uống không đúng cách như nhai không kỹ, vừa ăn vừa xem tivi điện thoại không tập trung cũng khiến bạn vô tình nuốt nhiều không khí gây ra tình trạng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Ăn quá no, ngủ không đúng giờ hoặc thường xuyên bỏ bữa, ăn xong đi nằm ngay cũng là những nguyên nhân tiềm ẩn của chứng dạ dày nhiều hơi.
Những người hay ăn thực phẩm tái, sống, hải sản, đồ uống có cồn…dễ bị đầy hơi dạ dày hơn so với người bình thường
2.2. Chế độ sinh hoạt không lành mạnh, khoa học
Dạ dày đầy hơi khó tiêu cũng do thói quen ngồi nhiều một chỗ, lười vận động khiến quá trình tiêu hóa bị trì trệ, ảnh hưởng đến việc chuyển hóa thức ăn.
2.3. Nhiễm vi khuẩn
Tiêu thụ thực phẩm kém chất lượng, không an toàn là con đường ngắn nhất cho vi khuẩn xâm nhập và khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả. Đồng thời, nhu động ruột bị rối loạn và co bóp liên tục, dẫn đến các triệu chứng như: tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu, chán ăn. Một số người còn gặp hiện tượng khác như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, suy nhược…
2.4. Stress kéo dài
Yếu tố tâm lý cũng tác động gián tiếp đến những thay đổi bất thường của hệ tiêu hóa. Stress, áp lực công việc, mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương – nơi kiểm soát quá trình tiêu hóa. Điều này sẽ khiến nhu động ruột hoạt động kém hiệu quả, gây hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi…
Tìm hiểu thêm: Nguy hiểm nhiễm khuẩn dạ dày
Yếu tố tâm lý cũng tác động gián tiếp đến những thay đổi bất thường của hệ tiêu hóa.
2.5. Tác dụng phụ của các loại thuốc
Lạm dụng kháng sinh trong thời gian dài để điều trị một số bệnh mãn tính sẽ vô tình tiêu diệt đi các lợi khuẩn, làm mấy cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó dẫn đến rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng: đi ngoài, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu… Ngoài ra, những trường hợp chủ quan, uống thuốc sai liều lượng cũng có thể gặp tình trạng kháng thuốc, khiến đại tràng yếu dần và suy giảm chức năng.
3. Khi bị đầy hơi dạ dày thì làm gì?
Khi bị đầy hơi dạ dày thì việc cần làm đầu tiên đó là thăm khám sớm để xác định rõ nguyên nhân, dựa vào kết quả chẩn đoán các bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị triệt để. Đặc biệt người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà, tránh trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
3.1. Khi bị đầy hơi dạ dày thì làm gì? Thay đổi chế độ ăn uống
Việc thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống của bạn sẽ góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị đầy hơi dạ dày. Những việc bạn có thể làm để khắc phục cụ thể là:
– Xác định thực phẩm gây đầy hơi: Nên hệ thống lại những món mình đã ăn và cảm giác đầy hơi chướng bụng sau khi ăn không. Điều này sẽ giúp bạn xác định và loại bỏ những thực phẩm này trong chế độ ăn hằng ngày.
– Cắt giảm chất béo: Chất béo gây cản trở và làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến dạ dày của bạn cảm thấy no nhanh hơn.
– Không ăn quá nhiều chất xơ: Chất xơ là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn hằng ngày. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều chất xơ cũng hình thành ra khí, làm cản trở hoạt động của ruột.
– Bổ sung đủ chất dinh dưỡng, nhưng hãy tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên xào, cay nóng.
– Nên uống đủ nước lọc hằng ngày và tránh các đồ uống chứa nhiều đường, đồ có cồn, có gas.
– Hạn chế nuốt nhiều khí trong khi ăn: Việc ăn nhanh nuốt vội, nói chuyện trong lúc ăn, uống nước có gas, hút thuốc… đều là những việc khiến cơ thể nuốt phải nhiều khí thừa. Từ đó gây ra hiện tượng đầy hơi trong dạ dày.
– Thay đổi thói quen ăn uống: Tập ăn chậm, nhai kỹ, chia nhỏ phần ăn chính thành nhiều bữa trong ngày.
>>>>>Xem thêm: Xuất huyết dạ dày không nên ăn gì?
Tập thói quen ăn chậm, nhai thật kỹ, chia nhỏ phần ăn chính thành nhiều bữa trong ngày.
3.2. Khi bị đầy hơi dạ dày thì làm gì? Thay đổi chế độ sinh hoạt
– Luyện tập đều đặn và thư giãn: Luyện tập thể thao đều đặn cũng giúp vừa giúp thư giãn và cũng là chìa khóa giúp hỗ trợ điều trị chứng đầy hơi dạ dày hiệu quả.
– Ăn xong không nên đi nằm luôn mà nên ngồi nghỉ chút hoặc đi lại vận động nhẹ nhàng cho quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.
Trên đây là những thông tin về chứng đầy hơi dạ dày mà có thể bạn cần tham khảo. Hy vọng, bài viết trên có thể giúp ích cho bạn trong việc chủ động phòng tránh và khắc phục tình trạng dạ dày nhiều hơi khó tiêu, từ đó giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như gia đình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.