Nguyên nhân gây ho có đờm xanh và cách điều trị

Ho có đờm xanh là một triệu chứng rất phổ biến và cảnh báo nhiều bệnh lý đường hô hấp. Nguyên nhân gây ho kèm theo đờm màu xanh là gì, có nguy hiểm không, cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây ho có đờm xanh và cách điều trị

1. Ho đờm xanh cảnh báo bệnh lý gì?

Ho đờm xanh được hiểu là tình trạng ho khạc ra đờm có màu xanh lam hoặc xanh đậm. Thông thường đây là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý viêm đường hô hấp do vi khuẩn gây ra và thường cần điều trị bằng kháng sinh.

Một số bệnh lý gây ho kèm theo đờm xanh gồm:

1.1 Viêm phế quản

Viêm phế quản là một bệnh lý ở đường hô hấp dưới, đặc trưng bởi tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng niêm mạc phế quản. Bệnh nhân viêm phế quản thường ho ra chất đờm đặc, màu trong, vàng hoặc xanh. Trong đó, đờm thường có màu xanh nếu tình trạng viêm là do vi khuẩn gây ra. Các cơn ho ra đờm xanh thường kéo dài khoảng vài tuần. Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể bị sốt cao, sổ mũi, hơi thở khò khè, đau lưng, khó thở,…

Nếu không được điều trị kịp thời, các trường hợp viêm phế quản cấp có thể phát triển thành viêm mạn tính, gây các ảnh hưởng lớn và lâu dài tới sức khoẻ, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây ho có đờm xanh và cách điều trị

Ho kèm theo đờm xanh có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý đường khác nhau và thường do vi khuẩn gây ra.

1.2 Viêm phổi

Tình trạng ho kèm đờm xanh kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm phổi. Bệnh này có thể do nấm, virus hoặc vi khuẩn gây ra. Người bệnh viêm phổi thường ho ra đờm đặc, màu xanh. Nhiều trường hợp đờm có thể có màu nâu, đôi khi có thể kèm theo máu. Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm phổi còn có thể có các triệu chứng nhận biết khác kèm theo như:

– Thở khò khè, khó thở.

– Đau nặng đầu.

– Cảm thấy mất sức, mệt mỏi.

– Đau nhiều vùng cơ và bắp.

– Sốt cao.

– Chán ăn.

– Loạn nhịp tim.

1.3 Bệnh giãn phế quản

Giãn phế quản là tình trạng phế quản bị giãn rộng, giảm khả năng đàn hồi và có nhiều vết sẹo. Phế quản giãn sẽ dần mất đi khả năng làm sạch dịch nhầy. Dịch nhầy tích tụ lại tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh trưởng và dẫn đến nhiễm trùng tái đi tái lại.

Ho đờm xanh kéo dài là một trong những triệu chứng phổ biến của ở những người mắc bệnh này. Lượng đờm nhiều, đôi khi còn có màu vàng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp các tình trạng khác như:

– Ho kèm bọt hồng, ho ra máu.

– Thở khò khè, khó khăn.

– Đau tức ngực, đau khớp.

1.4 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là tình trạng viêm xảy ra ở niêm mạc đường thở, gây giảm chức năng thông khí ở phổi. Bệnh không được điều trị có thể dẫn đến suy hô hấp. Ho ra đờm xanh có thể là biểu hiện của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bội nhiễm. Đờm trong các trường hợp này thường có màu xanh lá cây hoặc hơi ngả vàng kèm theo ho kéo dài, khó thở, mất sức.

Những người thường xuyên hút thuốc lá, làm việc trong môi trường nhiều hóa chất, khói bụi, có tiền sử mắc các bệnh khác thường dễ mắc bệnh này.

Tìm hiểu thêm: Cảnh giác với 9 dấu hiệu bệnh phổi nhiều người gặp phải

Nguyên nhân gây ho có đờm xanh và cách điều trị

Bệnh nhân viêm phổi, viêm phế quản, giản phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể gặp tình trạng ho ra đờm xanh.

2. Làm gì khi bị ho có đờm xanh?

Như đã nói ở trên, ho đờm xanh là thường liên quan đến tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Khi gặp tình trạng này, người bệnh có thể được điều trị bằng một số phương pháp như sau:

2.1 Dùng thuốc uống điều trị ho có đờm xanh

Các chuyên gia khuyến cáo người bênh không nên tự ý dùng thuốc khi thấy hiện tượng ho ra đờm xanh. Mà việc cần làm là nên đi khám để xác định nguyên nhân gây bệnh chính xác, mức độ bệnh, từ đó được tư vấn phương pháp điều trị và chỉ định loại thuốc phù hợp. Điều này giúp việc điều trị hiệu quả và tránh tình trạng nhờn thuốc.

Các loại thuốc có thể được chỉ định cho những người bệnh này gồm:

– Thuốc giảm ho, long đờm: Được sử dụng để làm giảm tình trạng ứ đọng đờm và các triệu chứng kèm theo.

– Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh thường được dùng trong trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn.

– Thuốc chống viêm: Thường dùng cho các trường hợp niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương.

2.2 Các biện pháp chăm sóc khi bị ho có đờm xanh

– Súc họng

Súc họng bằng nước muối sinh lý giúp ngăn chặn và hạn chế tối đa sự phát triển của các vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp. Sự khó chịu do các cơn ho dai dẳng cũng sẽ được giảm nhẹ nhờ thói quen đơn giản này.

– Xông hơi

Xông hơi, làm ẩm không khí tại nơi sống và làm việc của bạn sẽ góp phần làm sạch dịch nhầy mũi họng, làm ẩm và bảo vệ đường thở.

– Ăn uống lành mạnh

Khi bị ho có đờm xanh, hãy lưu ý một số nguyên tắc sau trong chế độ ăn uống,:

Uống nhiều nước, tốt nhất là nước ấm; sử dụng các loại trà thảo mộc hoặc nước ép hoa quả. Điều này có tác dụng làm loãng và đẩy đờm ra ngoài dễ dàng hơn.

Nên ăn các loại thực phẩm như: các loại rau cải xanh (rau bina, bông cải xanh…), thực phẩm giàu vitamin C (hoa quả có múi, ớt chuông, lê, dâu tây,…); thực phẩm giàu vitamin A (cà rốt, bí ngô, cà chua, đu đủ, khoai lang…), gia vị (gừng, tỏi, chanh và mật ong…), thực phẩm giàu omega-3 (dầu oliu, hạnh nhân, óc chó,…)

Không nên sử dụng các loại đồ uống có gas, rượu hoặc bia, thực phẩm chiên, nướng, xào chứa nhiều dầu mỡ, đồ tanh (cá, tôm, cua,…). Bởi các loại thực phẩm khiến kích thích tăng tiết đờm, làm kéo dài tình trạng ho.

Nguyên nhân gây ho có đờm xanh và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Khám phụ khoa – Cẩm nang từ A-Z cho chị em lần đầu đi khám

Tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh thực tế, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm dùng thuốc, các biện pháp vệ sinh, ăn uống khoa học.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng ho đờm xanh. Nếu thấy dấu hiệu này, dù kèm hoặc không kèm theo các dấu hiệu cảnh báo khác, bạn cũng không nên tự ý điều trị mà cần đi khám chuyên khoa hô hấp sớm để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và được điều trị đúng hướng, tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu có nhu cầu thăm khám chuyên khoa hô hấp, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *