Tìm hiểu nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung để có các biện pháp phòng tránh, làm giảm nguy cơ mắc bệnh là điều vô cùng cần thiết. Bởi lạc nội mạc tử cung không chỉ gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh mà còn có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, thậm chí gây vô sinh trong nhiều trường hợp.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung
1. Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung là gì?
Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên theo nghiên cứu của các nhà khoa học, một số yếu tố sau đây có thể liên quan tới sự xuất hiện của lạc nội mạc tử cung:
- Máu kinh nguyệt: trong máu kinh nguyệt có chứa các tế bào nội mạc tử cung chảy trở lại qua các ống dẫn trứng và đi vào trong khoang xương chậu thay vì ra khỏi cơ thể. Những tế bào nội mạc tử cung này dính vào thành xương chậu và niêm mạc của các cơ quan vùng chậu, sau đó chúng tiếp tục dày lên và chảy máu trong suốt quá trình của mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
- Sự biến đổi của tế bào màng bụng: các chuyên gia cho rằng các hormone hoặc các yếu tố miễn dịch thúc đẩy chuyển đổi các tế bào màng bụng – tế bào mặt lót trong của bụng – thành các tế bào nội mạc tử cung.
- Biến đổi tế bào phôi: các hormone như estrogen có thể làm biến đổi tế bào phôi thai – các tế bào trong giai đoạn đầu phát triển – thành tế bào nội mạc tử cung trong giai đoạn dậy thì.
- Các loại phẫu thuật: sau khi phẫu thuật, chẳng hạn như cắt bỏ tử cung, các tế bào nội mạc tử cung có thể bị dính vào các vết rạch khi phẫu thuật.
- Sự di chuyển của các tế bào nội mạc tử cung: Hệ thống mạch máu hoặc mô chất lỏng (bạch huyết) có thể vận chuyển các tế bào nội mạc tử cung đến các bộ phận khác của cơ thể.
- Rối loạn hệ thống miễn dịch: bất thường ở hệ thống miễn dịch có thể khiến cơ thể không nhận ra và phá hủy mô nội mạc tử cung đang phát triển bên ngoài tử cung.
2. Các yếu tố nguy cơ của lạc nội mạc tử cung
Tìm hiểu thêm: Siêu âm có biết được đã quan hệ hay chưa?
>>>>>Xem thêm: Các dấu hiệu chứng tỏ thai nhi khỏe mạnh, phát triển tốt
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển lạc nội mạc tử cung ở người phụ nữ, chẳng hạn như:
- Chưa sinh con
- Có kinh nguyệt sớm
- Mãn kinh muộn
- Chu kỳ kinh nguyệt ngắn, ví dụ ít hơn 27 ngày
- Chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp
- Có thói quen uống rượu
- Có người thân trong gia đình (mẹ, chị/em gái, dì) bị lạc nội mạc tử cung
- Mắc các bệnh lý có thể ngăn chặn dòng chảy bình thường của kinh nguyệt ra khỏi cơ thể
- Bất thường về tử cung
Lạc nội mạc tử cung thường xuất hiện khoảng một vài năm sau khi người bệnh có kinh nguyệt. Các dấu hiệu và triệu chứng của lạc nội mạc tử cung kết thúc tạm thời trong thai kỳ và kết thúc vĩnh viễn trong thời kỳ mãn kinh, từ các trường hợp có sử dụng estrogen.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.