Ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt là hiện tượng nhiều chị em gặp phải. Nguyên nhân gây ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt là gì? Liệu có nguy hiểm không và cách khắc phục như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu cùng Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc qua bài tin dưới đây.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt
Nguyên nhân gây ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt
1. Nguyên nhân gây ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt
Vùng da âm đạo là vùng da vô cùng nhạy cảm. Một tác động nhỏ cũng có thể khiến khu vực này bị tổn thương, đau hoặc ngứa rát. Những nguyên nhân ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt đa phần đều xuất phát từ những thay đổi của môi trường “vùng nhạy cảm” trong kỳ kinh.
1.1. Do thay đổi nội tiết tố
Trong kỳ kinh nguyệt, hormone nội tiết tố nữ bị giảm. Sự thay đổi nội tiết tố khiến cho độ pH môi trường âm đạo cũng bị thay đổi. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển gây nên tình trạng ngứa vùng kín. Hiện tượng ngứa xảy ra cả trong chu kỳ và có thể kéo dài sau vài ngày khi hết kỳ kinh.
1.2. Do vệ sinh không sạch
Trong chu kỳ kinh nguyệt, huyết kinh ra rất nhiều, độ ẩm môi trường âm đạo thay đổi. Đồng thời vùng kín cũng là khu vực nhạy cảm dễ bị xâm nhập bởi các vi khuẩn. Khi vệ sinh không sạch, vi khuẩn có điều kiện phát triển gây nên tình trạng ngứa.
1.3. Do sử dụng băng vệ sinh sai cách
Sử dụng băng vệ sinh sai cách cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt ở chị em
Sử dụng băng vệ sinh sai cách là nguyên nhân phổ biến thường gặp ở nhiều chị em, bao gồm chọn loại băng không phù hợp và sử dụng sai cách.
Khi lựa chọn băng vệ sinh, các chị em nên chú ý về chất liệu băng vệ sinh (sợi vải, sợi bông); thành phần thấm hút của băng vệ sinh. Trong trường hợp chọn các loại băng vệ sinh có mùi hương, tạo mát cần cẩn trọng chú ý. Khi sử dụng các loại băng vệ sinh thấm hút nhanh, mùi hương cần chọn loại phù hợp để tránh bị dị ứng. Dị ứng do băng vệ sinh cũng là một nguyên nhân gây ngứa trong và sau kỳ kinh.
Sử dụng băng vệ sinh sai cách bao gồm sử dụng khổ quá to gây bí hoặc sử dụng trong một thời gian quá dài không thay. Thông thường 1 băng vệ sinh chỉ được sử dụng tối đa trong 4 giờ hoặc ít hơn dù chưa tràn, Băng vệ sinh độ ẩm thích hợp, lại là môi trường phú dưỡng cho vi khuẩn. Không thay thường xuyên và không vệ sinh sạch khiến vi khuẩn phát triển, gây viêm kéo dài.
1.4. Do viêm phụ khoa
Viêm phụ khoa cũng là nguyên nhân thường gặp gây ngứa sau kỳ kinh. Khi vùng kín đang gặp các vấn đề viêm nhiễm phụ khoa, trong kỳ kinh nguyệt tình trạng viêm nhiễm thường gia tăng nếu không chú trọng vệ sinh và giữ thông thoáng. Tình trạng ngứa sẽ duy trì cả sau kỳ kinh đến khi bạn được điều trị dứt điểm các bệnh lý phụ khoa.
Các bệnh phụ khoa phổ biến thường gặp là: nhiễm nấm candida gây viêm âm đạo,âm hộ; đau rát vùng kín; hoặc các bệnh xã hội khác.
Tìm hiểu thêm: Những việc nên làm khi răng cửa bị sâu đen
Căng thẳng,stress là nguyên nhân gián tiếp gây nên tình trạng ngứa vùng kín
1.5. Căng thẳng, stress
Căng thẳng stress khiến chu kỳ kinh nguyệt bất thường (sớm, muộn, dài, ngắn), kinh nguyệt bị rối loạn, gây nên tình trạng ngứa vùng kín.
1.6. Do mắc các bệnh xã hội
Mắc các bệnh xã hội khiến vùng kín ngứa. 8 loại bệnh xã hội nguy hiểm nhất hiện nay bao gồm: lậu, giang mai, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, hạ cam, HIV/AIDS, chlamydia. Khi mắc các bệnh xã hội, bản thân vùng kín đã bị tổn thương do tấn công của vi khuẩn, virus. Sau kỳ kinh nguyệt, kết hợp những yếu tố về thay đổi độ ẩm, độ pH và sức đề kháng vùng kín càng làm trầm trọng thêm tình trạng ngứa, đau, rát đã có trước đó.
2. Phải làm gì nếu bị ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt?
Khi bị ngứa vùng kín, tuyệt đối không gãi để giảm ngứa nhất thời. Điều này sẽ làm gia tăng tổn thương vùng kín: tăng tình trạng xâm nhập của vi khuẩn, có thể gây nên những vết thương hở, tạo điều kiện cho ổ loét phát triển, tình trạng viêm nhiễm từ đó lại gia tăng.
Để giảm ngứa vùng kín, bạn nên vệ sinh sạch sẽ bằng các dung dịch vệ sinh phù hợp hoặc rửa trực tiếp bằng nước sạch hoặc nước muối pha loãng, và giữ khô thoáng vùng kín. Tình trạng ngứa sau kỳ kinh sẽ biến mất sau một vài ngày. Nếu tình trạng vẫn kéo dài, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Bác sĩ Khoa Phụ sản – BVTC đang tư vấn cho khách hàng
3. Biện pháp phòng tránh ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt
Để hạn chế tình trạng ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt, bạn hãy tham khảo những biện pháp dưới đây:
- Trong chu kỳ kinh nguyệt đừng quên sử dụng các loại băng vệ sinh phù hợp và luôn giữ vùng kín sạch sẽ.
- Hạn chế sử dụng các loại nước hoa vùng kín hoặc các loại dung dịch vệ sinh có mùi thơm. Nếu sử dụng, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng thành phần và thử xem da vùng kín có bị kích ứng hay không.
- Đồ lót nên chọn các loại vải cotton mát, thoáng, dễ thấm hút để khu vực “nóng” luôn được thông thoáng.
- Vệ sinh nhẹ nhàng theo thứ tự từ trước ra sau. Có thể sử dụng nước sạch hoặc nước muối loãng để vệ sinh vùng kín. Tuyệt đối hạn chế thụt rửa sâu vào âm đạo, âm hộ.
- Quan hệ tình dục an toàn. Vệ sinh trước và sau khi quan hệ để giữ an toàn cho bản thân và đối phương.
- Thực hiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học. Đặc biệt cần tránh stress, thức quá khuya, ngủ thiếu giấc. Về chế độ ăn cần giảm dầu mỡ, tăng rau xanh, đặc biệt bổ sung thêm các nguồn thực phẩm chứa probiotics như các loại sữa chua, tương miso, các loại thực phẩm muối lên men (kim chi, cải muối, dưa muối,…)
- Khi có những dấu hiệu bất thường về khí hư, chu kỳ kinh, ngứa rát, nổi mụn nhọt cần nhanh chóng thăm khám để phát hiện sớm mầm bệnh nếu có. Duy trì lịch khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần. Việc khám phụ khoa là cần thiết đối với những chị em đã có quan hệ tình dục.
- Với chị em sau 21 tuổi và đã có quan hệ tình dục cần thực hiện xét nghiệm PAP Smear để sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ 3 năm 1 lần. Xét nghiệm PAP Smear cho phép phát hiện sớm những bất thường ở tử cung, ngăn chặn nguy cơ gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
>>>>>Xem thêm: Bệnh ung thư trực tràng có di truyền không?
Sữa chua là loại thực phẩm giàu probiotics giúp giảm tình trạng ngứa vùng kín của chị em
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, chúng tôi có những chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về sản phụ khoa, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, phục vụ tận tình, chu đáo. Đừng ngại nói với chúng tôi khi bạn có những băn khoăn về sức khỏe sinh sản của mình. Chúng tôi sẽ giúp bạn tháo bỏ những lo lắng, cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối.
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.