Sỏi thận là bệnh lý thường gặp và nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều nguyên nhân gây sỏi thận mà không phải ai cũng biết để phòng ngừa kịp thời.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây sỏi thận không phải ai cũng biết
Những nguyên nhân gây sỏi thận
1. Thiếu canxi
Chuyên gia cho rằng, những người không tổng hợp đủ canxi sẽ có phần trăm bị sỏi thận cao hơn những người có chế độ canxi cao. Khi cơ thể không đủ canxi thì hóa chất được gọi là oxalat sẽ kết hợp với canxi trong đường tiêu hóa và canxi trong nước tiểu để hình thành sỏi.
Tham khảo thêm: điều trị sỏi thận
2. Ăn quá mặn
Khi lượng natri bạn nạp vào cơ thể tăng cao sẽ kéo theo gia tăng thận bài tiết canxi, hình thành sỏi. Vì thế các chuyên gia khuyên, mọi người chỉ nên dùng 2.300mg muối/ ngày, những người bị huyết áp thì phải giảm còn 1500mg/ngày.
3. Không ăn cam quýt
Trái cây có múi chứa hợp chất citrate, giúp giảm các bệnh sỏi thận. Hơn nữa, trái cây sẽ làm giảm lượng hóa chất gây bệnh sỏi thận trong nước tiểu. Việc không ăn cam quýt là nguyên nhân gây sỏi thận ít ai ngờ tới.
4. Ăn quá nhiều thịt
Thịt gia cầm và thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Một nghiên cứu năm 2014 đã chứng minh, những người thường xuyên ăn thịt sẽ có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận từ 30-50%.
5. Uống ít nước
Tìm hiểu thêm: Nên lựa chọn bệnh viện nào tầm soát ung thư thực quản chính xác và uy tín?
Thói quen uống ít nước hoặc không uống nước là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận. Việc uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu lưu cữu, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, như thế dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.
6. Lười vận động
Các chuyên gia cho biết, nếu bạn ít vận động sẽ không có lợi cho việc hấp thụ canxi, khiến lượng canxi bài tiết vào nước tiểu tăng lên, gây ra sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu.
7. Có bệnh viêm đường ruột
Những người mắc bệnh viêm đường ruột thường có nguy cơ cao bị sỏi hơn những người khác, đặc biệt là bệnh viêm loét đại tràng. Lý do là bởi những bệnh này làm tăng nguy cơ mất nước và kéo theo hóa chất gây sỏi thận ở nước tiểu.
8. Dùng quá nhiều thuốc nhuận tràng
Lạm dụng thuốc nhuận tràng có thể cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và cũng có thể gây ra sự mất cân bằng điện giải, liên quan đến sỏi thận.
9. Phẫu thuật giảm cân
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về ung thư vú ở nam giới
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận nhưng sau khi phẫu thuật giảm béo, khả năng hấp thụ canxi có trong chế độ ăn uống của bạn sẽ giảm đi. Lúc đó, lượng oxalate có trong đường tiết niệu sẽ tăng lên và có thể dẫn đến sỏi thận.
Để phòng ngừa sỏi thận, cần dựa vào các nguyên nhân gây bệnh. Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt, bạn cũng cần chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị sớm bệnh.