Thiếu máu là tình trạng trong đó không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đầy đủ đến các mô, gây mệt mỏi và suy yếu cho người bệnh. Thiếu máu bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại có nguyên nhân riêng. Tìm hiểu về nguyên nhân gây thiếu máu là điều rất cần thiết để có các biện pháp điều trị và phòng ngừa hợp lý.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây thiếu máu
Tế bào hồng cầu
Thiếu máu là tình trạng trong đó không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đầy đủ đến các mô, gây mệt mỏi và suy yếu cho người bệnh
Để xác định được nguyên nhân gây thiếu máu, trước hết cần hiểu rõ vai trò của các tế bào hồng cầu. Máu là mô liên kết đặc biệt gồm ba loại tế bào máu là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Trong đó bạch cầu chống nhiễm trùng, tiểu cầu hỗ trợ đông máu và hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
Các tế bào hồng cầu có chứa hemoglobin – một protein giàu chất sắt có sắc tố màu đỏ, tạo nên màu đỏ của hồng cầu và của máu. Hemoglobin cho phép các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến tất cả các bộ phận của cơ thể và nhận carbon dioxide từ các bộ phận khác quay trở lại phổi, sau đó thải loại.
Hầu hết các tế bào máu, bao gồm tế bào hồng cầu, được sản xuất trong tủy xương. Để sản xuất được hemoglobin và các tế bào hồng cầu, cơ thể chúng ta cần sắt, vitamin B-12, folate và chất dinh dưỡng khác từ thực phẩm tiêu thụ hàng ngày.
Nguyên nhân gây thiếu máu
Các dạng thiếu máu thường gặp và nguyên nhân:
- Thiếu máu do thiếu sắt: xảy ra khi cơ thể không có đủ chất sắt để hỗ trợ sản xuất hồng cầu. Tình trạng này thường là do mất máu, chẳng hạn như chảy máu kinh nguyệt quá nhiều, loét, ung thư hoặc có polyp trong hệ tiêu hóa, sử dụng aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) kéo dài.
- Thiếu máu do thiếu vitamin: ngoài sắt, cơ thể còn cần folate và vitamin B-12 để sản xuất đủ lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Một chế độ ăn uống thiếu các loại vitamin này và một số vitamin quan trọng khác có thể làm giảm sản xuất tế bào hồng cầu.
Tìm hiểu thêm: Khám nội thần kinh là gì, khám ở đâu và cần lưu ý gì?
Một chế độ ăn uống thiếu các loại vitamin như vitamin B – 12, folate có thể là nguyên nhân gây thiêu máu.
- Thiếu máu do bệnh mạn tính: một số bệnh mạn tính – chẳng hạn như ung thư, HIV / AIDS, viêm khớp dạng thấp và bệnh Crohn, có thể cản trở việc sản xuất các tế bào hồng cầu, dẫn đến thiếu máu mạn tính. Suy thận cũng có thể gây ra thiếu máu.
- Thiếu máu bất sản: đây là một dạng thiếu máu hiếm, có thể gây chết người, trong đó tủy xương không thể tạo được bất kỳ loại tế bào máu nào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Nguyên nhân của thiếu máu bất sản bao gồm nhiễm trùng, thuốc và các bệnh tự miễn.
- Thiếu máu liên quan đến các bệnh về tủy xương: một loạt các bệnh như ung thư máu, hội chứng myelodysplasia (hội chứng loạn sản tủy) hoặc myelofibrosis (xơ hóa tủy xương), có thể là nguyên nhân gây thiếu máu vì ảnh hưởng tới quá trình sản xuất máu trong tủy xương. Các loại ung thư khác ở máu và tủy xương như đa u tủy, rối loạn myeloproliferative và lymphoma, cũng có thể kéo theo tình trạng thiếu máu.
>>>>>Xem thêm: Nguy hiểm khôn lường khi ăn trứng để quá lâu
Một nguyên nhân gây thiếu máu khác thường gặp là do ảnh hưởng của những bệnh liên quan đến tủy xương như ung thư máu…
- Thiếu máu tán huyết: dạng thiếu máu này phát triển khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ nhanh hơn tốc độ tủy xương sản xuất các tế bào hồng cầu mới để thay thế. Thiếu máu tán huyết là bệnh có tính chất gia đình và di truyền theo kiểu trội.
- Thiếu máu hồng cầu hình liềm: là một dạng thiếu máu di truyền, định tính bởi một sự bất thường trong phân tử hemoglobin vận chuyển oxy trong các tế bào hồng cầu dẫn đến việc các tế bào này có thiên hướng mang hình dạng bất thường, cứng và trông giống lưỡi liềm trong những điều kiện nhất định. Những tế bào hình liềm bất thường này sẽ bị phá vỡ sớm, dẫn tới tình trạng thiếu hụt tế bào máu đỏ kinh niên.
- Các dạng thiếu máu khác: có một số dạng thiếu máu khác như thiếu máu di truyền thalassemia và do khiếm khuyết hemoglobin.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.