Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản do các chất có trong dịch vị như: axit clohydric, pepsin, dịch mật… gây kích thích niêm mạc thực quản.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản
1. Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Trào ngược dạ dày – thực quản là những triệu chứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở những người trên 40 tuổi, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng trào dịch vị do thức ăn trộn lẫn với dịch vị từ dạ dày lên theo đường thực quản, nếu tình trạng này kéo dài có thể sẽ gây nhiều hậu quả xấu như: viêm và biến chứng.
2. Nguyên nhân của hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản
Cho tới nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học chính thức nào khẳng định nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản, chỉ có một số yếu tố thuận lợi làm cho hội chứng này xuất hiện như gen,do rối loạn hệ thần kinh thực vật, thoát vị hoành, bệnh xơ cứng bì…
2.1 Nguyên nhân gay trào ngược dạ dày thực quản do thực quản
– Suy cơ thắt dưới thực quản: Cơ thắt dưới thực quản là cơ thấp nhất thực quản nối với dạ dày. Bình thường cơ này chỉ mở ra khi nuối và sẽ đóng kín lại ngăn không cho dịch vị dạ dày trào lên. Tuy nhiên, khi trương lực cơ giảm, dịch dạ dày sẽ trào lên dẫn tới bệnh trào ngược dạ dày.
– Thoát vị hoành: Cơ hoành phân chia khoang ngực và khoang bụng. Khi cơ hoành co sẽ tăng cường sức mạnh cho cơ thắt dưới thực quản, ngăn trào ngược. Khi thoát vị hoành, cơ thắt dưới thực quản không nằm cùng mức với cơ hoành nên dễ bị trào ngược.
2.2 Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản do sự bất thường ở dạ dày
– Ứ đọng thức ăn tại dạ dày: Viêm dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày… khiến các chất có trong chậm lưu thông lên xuống, tăng áp lực dạ dày.
– Áp lực ổ bụng tăng đột ngột: Khi ho, hắt hơi hoặc cố sức cũng có thể là nguyên nhân trào ngược.
2.3 Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản do thói quen ăn uống không lành mạnh
– Ăn quá no, ăn đêm,… gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản. Khiến cơ này bị yếu, đóng mở thất thường gây hiện tượng trào ngược.
– Một số loại thức ăn hàng ngày nếu ăn nhiều và lặp lại nhiều lần cũng có thể gây nên hội chứng trào ngược dạ dày thực quản như: thức ăn có nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị mạnh chua, cay, hành, bạc hà. Một số thực phẩm có khả năng làm giảm trương lực cơ trơn: sôcôla, cà phê, nước giải khát có gas.
“Tôi thường có thói quen ăn cay rất nhiều, gần đây tôi có đi khám dạ dày vì có hiện tượng ợ hơi, thậm chí ợ lên thức ăn.Các bác sĩ đã kết luận tôi bị hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản cho ăn cay nhiều. Hiện tại tôi phải kiêng ăn cay, chua, và đồ uống có gá, đồng thời cần chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá no.” (An Quân, 34 tuổi, Hà Nội chia sẻ)
Tìm hiểu thêm: 6 xét nghiệm tầm soát ung thư
– Béo phì: Chỉ số cân nặng cao gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến trương lực yếu, khiến các chất dễ trào ngược hơn.
– Uống nhiều bia, rượu, nghiện thuốc lá: Nguy cơ cao mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản cao. Bởi rượu, bia hoặc chất nicotin khi tác động vào niêm mạc thực quản, dạ dày gây viêm và gây tăng tiết dịch vị (dạ dày).
– Sử dụng một số thuốc: Như thuốc an thần, thuốc chẹn kênh canxi trong điều trị bệnh tăng huyết áp.
2.4 Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản khác
– Stress làm tăng tiết cortisol: Cortisol do stress quá độ khiến axit trong dạ dày tăng lên. Tăng trương lực co bóp của dạ dày, đẩy dịch dạ dày ngược lên thực quản. Stress khiến nhu động thực quản bị rối loạn, khiến cơ thắt thực quản nhạy cảm. Việc giãn mở cơ xảy ra thường xuyên hơn, làm trào ngược dịch vị dạ dày.
– Yếu tố bẩm sinh: Cơ thắt thực quản dưới yếu, người bệnh sa dạ dày. Người bị thoát vị cơ hoành, chấn thương do tai nạn… Trào ngược ở trẻ nhỏ là sinh lý bình thường với biểu hiện nôn trớ và sẽ mất hẳn khi trưởng thành.
4. Biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược gây nhiều khó chịu cho người bệnh với các biểu hiện:
– Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: Thường xảy ra vào lúc ăn no hoặc vào buổi sáng. ợ chua và ợ nóng thường đi kèm với nhau. Các triệu chứng tăng lên khi ăn no, uống nước, khi đầy bụng khó tiêu. Ợ khi cúi gập người về phía trước khi nghỉ ngủ vào ban đêm.
– Buồn nôn, nôn: Triệu chứng xuất hiện khi ăn no hoặc nằm ngay sau ăn. Người bệnh nôn, buồn nôn hoặc có cảm giác mắc nghẹn.
– Đau tức ngực: Cảm giác bị đè ép thắt ở ngực, xuyên ra lưng và cánh tay. Đây là nguyên nhân khiến bệnh trào ngược dễ bị nhầm lẫn với bệnh tim mạch.
– Khó nuốt: Bệnh trào ngược dạ dày nặng khiến axit dạ dày bị trào lên với tần suất lớn. Gây phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản. Người bệnh có cảm giác nuốt nghẹn, khó nuốt, bị vướng ở cổ.
>>>>>Xem thêm: Ưu điểm của viêm ruột thừa mổ nội soi
5. Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản và cách khắc phục
Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản thích hợp:
– Chọn thực phẩm có tính kiềm để trung hòa axit. Thực phẩm từ tinh bột như bánh mì, bột yến mạch, đạm dễ tiêu… để tránh sự bào mòn lớp nhầy trong dạ dày. Hạn chế các nhịp co thắt do axit trào lên thực quản.
– Hạn chế ăn các loại thực phẩm kích thích như cơ thắt dưới thực quản như: Hoa quả có hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa…), nước có ga, thức ăn cay nóng, cà phê…
– Không nên mặc đồ quá chật. Không nên ăn quá no. Không nên ăn muộn vào buổi tối. Không nằm 2 giờ sau ăn. Không nên uống quá nhiều nước trong khi ăn…
– Nếu bị thừa cân, béo phì, nên giảm để cân nặng trở về mức bình thường.
Có nhiều nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản khác nhau không chỉ do bệnh lý mà còn do lối sống. Lựa chọn phương pháp điều trị cũng cần dựa trên nguyên nhân và biểu hiện của bệnh để kiểm soát bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống. Để được tư vấn và đặt lịch, vui lòng liên hệ tới Hotline của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc hoặc đại trực tuyến trên website.