Nguyên nhân gây u nang tuyến giáp là gì?

Hiện nay có rất nhiều người mắc phải căn bệnh u nang tuyến giáp. Mặc đa số các trường hợp không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, việc trang bị các kiến thức liên quan đến u nang tuyến giáp giúp mọi người chủ động trong việc phòng tránh và điều trị. Vậy U nang tuyến giáp là gì? Nguyên nhân gây u nang tuyến giáp và cách điều trị như thế nào?

Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây u nang tuyến giáp là gì?

1. U nang tuyến giáp là gì?

U nang tuyến giáp hay còn gọi là bướu giáp nhân là một dạng u tuyến giáp thường gặp. Khi một vùng nào đó thuộc mô tuyến giáp tăng sinh bất thường sẽ hình thành nên khối u bên trong chứa dịch lỏng có kích thước từ vài mm cho đến vài cm tuỳ trường hợp. Theo thống kê hiện nay, tỷ lệ người mắc u nang tuyến giáp chiếm khoảng 15-25% và nằm trong nhóm 18 – 65 tuổi. Tỷ lệ này có xu hướng tăng dần theo độ tuổi và thường gặp ở nữ nhiều hơn so với nam, cụ thể là 5 nữ/1 nam.

Cũng theo các nghiên cứu, có tới 68% trường hợp u nang tuyến giáp là lành tính, số còn lại là ác tính. Nếu u nang chỉ có dịch thì thường không phải là ung thư. Trường hợp u nang chứa thêm các thành phần mô đặc thì tỷ lệ ung thư cao hơn. Để biết được chính xác, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa để phân tích thành phần mô đặc có trong nang.

Nguyên nhân gây u nang tuyến giáp là gì?

Hiểu được nguyên nhân gây u nang tuyến giáp do đâu giúp mọi người chủ động hơn trong việc phòng bệnh.

2. U nang tuyến giáp có nguy hiểm không?

2.1 Trường hợp u nang tuyến giáp lành tính

U nang tuyến giáp thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh khó nhận biết, đặc biệt là ở giai đoạn đầu.

Thời gian đầu khi kích thước khối u quá nhỏ, người bệnh thường chỉ phát hiện ra thông qua việc thăm khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm máu đo nồng độ hormone kích thích tuyến giáp hoặc tiến hành sàng lọc bệnh lý tuyến giáp để phát hiện.

Khi khối u đã phát triển có kích thước lớn hơn thì có thể phát hiện thông qua việc dùng tay sờ vào vùng cổ hoặc quan sát thấy khi soi gương, cài khuy áo. Đối với trường hợp nặng hơn, các triệu chứng cũng bắt đầu xuất hiện.

Một số triệu chứng điển hình của u nang tuyến giáp lành tính mà người bệnh nên chú ý nhận biết để đến bệnh viện thăm khám sớm nhất

– Bị nổi hạch ở cổ hoặc khi sờ ở vùng cổ cảm nhận thấy khối u.

– Tình trạng ho mạn tính kéo dài.

– Thường xuyên có cảm giác khó nuốt, nuốt nghẹn hay khó thở.

– Bị khàn giọng, hay đau họng.

2.2 Trường hợp u nang tuyến giáp ác tính

U nang tuyến giáp ác tính hay còn gọi là ung thư tuyến giáp chiếm tỷ lệ rất thấp. Mặc dù hiếm gặp nhưng u nang tuyến giáp ác tính có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào va thường gặp nhất là ở nữ giới từ 30 tuổi trở lên. Mức độ nguy hiểm của u nang tuyến giáp phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Trong trường hợp u nang ác tính nhưng được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp thì người bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Ngược lại, nếu bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn thì có thể gây ra một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.

U nang tuyến giáp ác tính có thể gây ra một số triệu chứng sau:

– Đau họng, khàn tiếng gây khó chịu, ảnh hưởng đến giao tiếp, sinh hoạt và công việc hàng ngày.

– Cảm giác khó nuốt do khối u chèn ép và thực quản khiến việc ăn uống gặp khó khăn, mất cân bằng dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác.

– Gây khó thở trong trường hợp khôi u di căn gây chèn ép, xâm lấn khí quản.

– Nổi hạch, khối u lớn ở cổ gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh mất tư tin.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây suy thận ở người trẻ tuổi

Nguyên nhân gây u nang tuyến giáp là gì?

Hệ miễn dịch suy yếu được coi là nguyên nhân sâu xa gây u nang tuyến giáp

3. Nguyên nhân gây u nang tuyến giáp là gì?

Có rất nhiều yếu tố có thể là nguyên nhân gây u nang tuyến giáp, ví dụ như:

– Di truyền: Nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em đã từng bị căn bệnh này hoặc các bệnh về nội tiết khác thì sẽ có nguy cơ cao mắc u nang tuyến giáp.

– Tuổi tác: Người già, người có hệ miễn dịch yếu sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các khối u tuyến giáp.

– Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc u tuyến giáp cao hơn nam giới. Bởi ở độ tuổi sinh sản, hormone sinh dục ở phụ nữ bị thay đổi dễ dấn đến rối loạn nội tiết tố. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến u nang tuyến giáp.

– Tiếp xúc với bức xạ: tia phóng xạ làm biến đổi gen trong cơ thể, khiến tế bào không chế theo chu trình dễ dẫn đến hình thành những khối u.

Mặc dù có nhiều yếu tố dẫn đến hình thành u nang tuyến giáp nhưng căn nguyên cốt lõi gây bệnh là do suy giảm chức năng miễn dịch. Bình thường các tế bào đều tuân theo quá trình “chết theo chương trình” được kiểm soát chặt chẽ với vai trò quan trọng của hệ miễn dịch. Tức là, mỗi giây đều có tế bào mới được sinh ra và tế bào lạ, già, lỗi bị chết đi. Tuy nhiên khi hệ miễn dịch bị suy giảm, rối loạn, các tế bào la, già, lỗi này không bị tiêu diệt, dẫn đến mất cân bằng giữa quá trình sinh ra và quá trình chết đi của tế bào. Hệ quả là gây tăng sinh tế bào bất thường, hình thành nên các khối u, trong đó có u nang tuyến giáp

4. U nang tuyến giáp điều trị như thế nào?

Sau khi có kết quả chẩn đoán u nang tuyến giáp, dựa vào tình trạng cụ thể và mức độ nghiêm trọng của khối u bao gồm kích thước, tính chất khối nang, thể trạng người bệnh… mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

4.1 Phương pháp tiêm cồn tuyệt đối

Vì trong khối u nang có dịch nên đầu tiên bác sĩ sẽ xem xét chỉ định chọc hút dịch nang. Sau đó tiêm cồn tuyệt đối vào khối u. Cồn tuyệt đối sẽ gây hoại tử khối u bằng cách đông máu và hình thành huyết khối tĩnh mạch nhỏ từ đó gây đông vón protein,  mất nước tế bào và dẫn đến hoại tử, tiêu diệt tế bào tiết dịch và xơ hóa mô.

Phương pháp này hiện đang được áp dụng phổ biến với nhiều ưu điểm nổi bật như dễ thực hiện, an toàn, hậu phẫu nhẹ nhàng và không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Thông qua màn hình siêu âm, bác sĩ sẽ hút hết dịch trong khoang nang rồi áp dụng tiêm cồn. Vì không phải tiến hành phẫu thuật nên bệnh nhân được duy trì tỉnh táo trong lúc thực hiện. Sau thủ thuật không để lại sẹo, không gây đau, chảy máu, chi phí điều trị thấp.

4.2 Phương pháp đốt sóng cao tần

Đốt sóng cao tần cũng là một phương pháp không cần phẫu thuật mà sẽ dùng từ dòng điện xoay chiều có tần số cao tạo nhiệt thông qua kim truyền để đốt và phá huỷ khối u tuyến giáp. Đốt sóng cao tần là một phương pháp hiện đại, được đánh giá cao về mức độ hiệu quả trong điều trị u nang giáp bởi nhiều ưu điểm vượt trội: nhanh chóng, không đau, giúp bảo toàn tối đa chức năng tuyến giáp và các cơ quan xung quanh; có tính thẩm mỹ cao, không để lại sẹo.

Nguyên nhân gây u nang tuyến giáp là gì?

>>>>>Xem thêm: Chức năng của ACTH tuyến yên

Đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần là phương pháp điều trị hiện đại nhất hiện nay.

4.3 Mổ u nang tuyến giáp

Nếu kích thước khối u quá lớn  gây ra tình trạng chèn ép các mô xung quanh khiến bệnh nhân khó thở, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định phẫu thuật đê loại bỏ khối u. Có 2 phương pháp phẫu thuật hiện nay là mổ hở và mổ nội noi nhưng đang dần được thay thế bởi 2 phương pháp hiện đại trên và chỉ được chỉ định khi thực sự cần thiết.

Như vậy u nang giáp có thể là nang lành tính hoặc ác tính và có nhiều nguyên nhân gây u nang tuyến giáp khác nhau. Phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất khối u, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất. Việc quan trọng là mỗi chúng ta cần chủ động bảo vệ sức khoẻ, thăm khám định kỳ để sớm phát hiện bệnh và nghe theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ nếu chẳng may mắc bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *