Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng và cách phòng bệnh

Theo thống kê có gần 30% dân số nước ta mắc các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa. Độ tuổi mắc bệnh phổ biến nhất là từ 30 -50 và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng có thể do vi khuẩn hoặc do thói quen ăn uống,…Hiểu rõ về các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp phòng bệnh hiệu quả hơn

Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng và cách phòng bệnh

1. Khái niệm cơ bản về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng chúng ra hãy tìm hiểu thế nào là viêm loét dạ dày tá tràng. Bệnh lý này xảy ra khi xuất hiện các vết loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày tá tràng. Lớp màng bên ngoài của dạ dày tá tràng bị bào mòn để lộ phần dưới của ruột.

Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào dù là nam hay nữ. Nếu bạn nằm trong nhóm có các yếu tố nguy cơ của bệnh thì rất dễ mắc bệnh trong thời gian ngắn.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng và cách phòng bệnh

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa

2. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng bạn cần biết

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Có những nguyên nhân đôi khi khiến chúng ta không thể ngờ tới.

2.1 Đồ uống có cồn, thuốc là là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

Trong thuốc lá có chứa hơn 200 loại chất gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt chất nicotine trong khói thuốc sẽ kích thích cơ thể tiết ra nhiều cortisol gây viêm loét dạ dày. Các loại đồ uống có cồn khi đưa vào cơ thể sẽ gây kích thích dạ dày làm tăng nguy cơ viêm loét.

2.2 Stress

Nhiều người còn chưa biết stress, lo lắng kéo dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Khi hệ thần kinh bị căng thẳng sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều acid dịch vị. Niêm mạc dạ dày tiếp xúc nhiều với acid gây hình thành các ổ viêm loét.

2.3 Thói quen sinh hoạt, ăn uống ảnh hưởng tới sức khỏe

Thói quen bỏ bữa sáng, ăn uống không đúng giờ, ăn quá khuya sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Ăn uống không điều độ khiến dạ dày phải hoạt động quá sức dẫn tới suy giảm chức năng.

Thường xuyên ăn các thực phẩm gây kích thích dạ dày cũng là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng.

2.4 Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP tuy nhỏ bé nhưng lại là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh viêm loét dạ dày. Sau khi xâm nhập vào cơ thể chúng sống trong lớp nhầy của niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn HP tiết ra độc tố làm suy giảm chức năng chống lại acid của niêm mạc dạ dày.

2.5 Ảnh hưởng của các loại thuốc giảm đau, kháng viêm

Những người lớn tuổi thường phải sử dụng thuốc điều trị xương khớp, thuốc giảm đau, kháng viêm sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về dạ dày. Các chất trong thuốc thuốc gây ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin (chất bảo vệ niêm mạc dạ dày). Khi chất này bị sụt giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân có hại tấn công dạ dày.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng và cách phòng bệnh

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng là do tác dụng phụ của thuốc

3. Dấu hiệu cơ bản nhận biết bệnh

Biểu hiện khi bị viêm loét dạ dày ở mỗi người không giống nhau. Có những người có dấu hiệu rõ ràng tuy nhiên cũng có những trường hợp triệu chứng không rõ rệt và dễ nhầm lẫn sang đau bụng thông thường.

3.1 Đau vùng thượng vị

Dấu hiệu chủ yếu mà phần lớn các người bệnh đều gặp phải là đau bụng vùng thượng vị. Cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ hoặc đau quặn dữ dội từng cơn. Nếu bị loét tá tràng thì cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn vài tiếng hoặc vào lúc đói. Đôi khi cơn đau xuất hiện vào lúc nửa đêm và có thể đau lan ra sau lưng.

3.2 Đầy bụng, buồn nôn và nôn

Các biểu hiện buồn nôn, đầy bụng cũng là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Khi dạ dày bị tổn thương sẽ kéo theo các hoạt động tiêu hóa chậm lại. Thức ăn sau khi đưa vào cơ thể chuyển hóa chậm, tích tụ lại gây ra cảm giác đầy bụng thường xuyên.

3.3 Ngủ không ngon giấc, mất ngủ

Giấc ngủ bị gián đoạn do các cơn đau đột ngột xuất hiện. Nặng bụng, khó tiêu cũng khiến cho người bệnh trằn trọc, không ngủ ngon giấc.

3.4  Ợ rát, ợ hơi

Ợ hơi là một biểu hiện bình thường của cơ thể nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm loét dạ dày. Đây là dấu hiệu mà đa số người bệnh đều mắc phải trong thời kỳ bệnh mới nhen nhóm.

Ợ rát xuất hiện khi người bệnh bị kèm theo trào ngược dạ dày thực quản.

3.5 Rối loạn tiêu hóa

Chức năng của dạ dày hoạt động không tốt khiến cho hệ tiêu hóa không ổn định gây ra rối loạn. Dấu hiệu nhận biết là người bệnh thường xuyên bị tiêu chảy và táo bón xen kẽ. Cân nặng của bệnh nhân cũng tăng giảm bất thường.

Các dấu hiệu trên chỉ hỗ trợ giúp phát hiện bệnh sớm. Để biết chắc chắn về bệnh lý mình đang mắc phải mọi người cần tới bệnh viện để thăm khám cụ thể.

Tìm hiểu thêm: Cách điều trị bệnh viêm thực quản

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng và cách phòng bệnh

Người bệnh thường có cảm giác đau vùng thượng vị

4. Các biện pháp phòng viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả

Mọi người có thể tự bảo vệ mình khỏi các bệnh về viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách chủ động phòng bệnh. Việc hạn chế các hoạt động tiềm ẩn nguy cơ cao gây bệnh sẽ giúp bạn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

– Thường xuyên rửa tay sạch sẽ, ăn thực phẩm sạch và được nấu chín để ngăn nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP

– Bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng các loại thuốc giảm đau

4.1 Thay đổi chế độ dinh dưỡng theo khoa học

Dinh dưỡng và thói quen ăn uống hợp lý là chìa khóa giúp phòng tránh các bệnh về dạ dày tá tràng.

– Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi có chức nhiều vitamin và chất chống oxy hóa

– Ăn các loại đạm dễ tiêu: Cá, thịt nạc, ức gà,…

– Bổ sung các thực phẩm có chứa lợi khuẩn: Sữa chua, kim chi,…

– Hạn chế ăn đồ chế biến sẵn: Lạp sườn, xúc xích,

– Kiêng ăn các món chiên rán, đồ ăn có vị chua cay

4.2 Tạo thói quen nghỉ ngơi, rèn luyện đúng cách

Các bệnh nhân bị bệnh dạ dày tá tràng hoặc những người khỏe mạnh đều cần xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học. Không nên làm việc quá sức, căng thẳng trong thời gian dài. Nên bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc. Đặc biệt hạn chế thức khuya và không làm việc ngay sau khi ăn.

Duy trì tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp tăng sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Cơ thể thường xuyên vận động sẽ thúc đẩy việc chuyển hóa và tiêu hao năng lượng.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng và cách phòng bệnh

>>>>>Xem thêm: Trào ngược dạ dày có nên ăn cháo không?

Ngủ đủ giấc giúp đảm bảo sức khỏe

Mong rằng sau khi tìm hiểu về các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng sẽ giúp bạn hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng rất dễ tái nhiễm vì vậy sau khi điều trị khỏi mọi người vẫn cần có ý thức trong việc giữ gìn sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *