Giãn đại tràng bẩm sinh hay còn được gọi là bệnh Hirschprung hoặc Megacolon. Đây là một dị tật làm yếu ruột già, có thể khiến người bệnh không có khả năng bài tiết phân hợp lí, gây ra tắc nghẽn. Vâỵ triệu chứng của bệnh như thế nào? Nguyên nhân giãn đại tràng ở thai nhi là gì? Bạn có thể tham khảo những thông tin duới đây:
Bạn đang đọc: Nguyên nhân giãn đại tràng ở thai nhi triệu chứng của bệnh
1. Triệu chứng giãn đại tràng ở thai nhi
Giãn đaị tràng ở thai nhi hay giãn đaị tràng bẩm sinh thường có những triệu chứng sau:
1.1. Các triệu chứng ở trẻ sơ sinh
Những triệu chứng thường xuất hiện trong 6 tuần đầu sau sinh gặp ở 80% những trẻ bị dị tật này. Các triệu chứng thường bắt đầu trong vòng 48 giờ đầu sau sinh:
– Không ỉa phân su trong vòng 48 giờ đầu sau sinh
– Chướng bụng bất thường
– Nôn ra dịch xanh hoặc nâu
– Tiêu chảy, phân có thể có máu
– Bụng chướng đầy hơi
– Đại tiện không thường xuyên
1.2. Những triệu chứng ở những trẻ còn bú và trẻ lớn hơn
Nếu chỉ có một đoạn ngắn của đại tràng bị ảnh hưởng, các triệu chứng thường xuất hiện sau một vài tháng hoặc thậm chí là một vài năm. Những triệu chứng đó bao gồm:
– Chướng bụng
– Thiếu máu
– Chậm tăng cân
– Chậm phát triển chiều cao
– Thường xuyên có cảm giác đầy bụng
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc mật ong và bột quế chữa vô sinh
2. Nguyên nhân giãn đại tràng ở thai nhi
Nguyên nhân gây bệnh đến nay chưa được biết rõ. Bệnh xuất hiện khi các tế bào thần kinh xung quanh đại tràng không có cấu trúc hoàn chỉnh, có thể làm ảnh hưởng đến một đoạn dài hay chỉ một đoạn ngắn của đại tràng. Khi đó, thức ăn đã tiêu hóa và phân không được đẩy qua khu vực này, dẫn đến tắc nghẽn phân trong đại tràng của trẻ. Trẻ sẽ không thể đại tiện thường xuyên. Bệnh cũng có thể gây ra do thành đại tràng ở đoạn này mỏng, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn nặng.
3. Yếu tố nguy cơ giãn đại tràng ở thai nhi
Bệnh giãn đại tràng bẩm sinh gặp ở trẻ nam nhiều hơn nữ. Bệnh cũng xuất hiện nhiều ở những trẻ mắc hội chứng Down và một số rối loạn di truyền khác. Nếu bạn đã có một bé bị rối loạn này thì bé con tiếp theo của bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Bên cạnh đó, con của bạn cũng có nguy cơ bị giãn đại tràng bẩm sinh nếu có cha hoặc mẹ, đặc biệt là khi mẹ mang rối loạn này.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu vai trò của axit folic với phụ nữ mang thai
4. Chẩn đoán giãn đại tràng ở thai nhi
Để chẩn đoán giãn đại tràng bẩm sinh bác sĩ sẽ sử dụng một hoặc nhiều xét nghiệm sau:
– X-quang bụng
– Đo áp lực đại tràng
– Chụp đại tràng cản quang
– Sinh thiết mô đại tràng làm giải phẫu bệnh
5. Điều trị giãn đại tràng ở trẻ sơ sinh
Bệnh giãn đại tràng bẩm sinh được điều trị bằng phẫu thuật. Bác sĩ sẽ cắt bỏ phần đại tràng có tế bào thần kinh bị dị tật, sau đó nối trực tràng lại với phần đại tràng bình thường. Phẫu thuật sẽ giúp trẻ đi đại tiện như những người bình thường. Đối với trường hợp nhẹ có thể chỉ cần làm một thì tuy nhiên thông thường sẽ cần phải làm hậu môn nhân tạo. Đây được coi là một phẫu thuật riêng biệt.