Nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì hay cách điều trị như thế nào là thắc mắc được nhiều nam giới quan tâm, đặc biệt là đối với những người đang mắc phải hiện tượng này. Sở dĩ giãn tĩnh mạch thừng tinh để lại nhiều lo lắng, băn khoăn cho nam giới là bởi vì tỷ lệ người mắc ngày càng tăng cao, bệnh còn có thể gây ra nguy cơ vô sinh.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?
1. Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?
Thừng tinh là ống đi từ tinh hoàn lên phần dưới của ổ bụng, trong thừng tinh chứa các bộ phận như: Ống dẫn tinh, các mạch máu, mạch bạch huyết và dây thần kinh.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh hay còn gọi giãn tĩnh mạch tinh hoàn là tình trạng đám rối tĩnh mạch sinh tinh và tĩnh mạch thừng tinh bị giãn rộng
Giãn tĩnh mạch thừng tinh hay còn gọi giãn tĩnh mạch tinh hoàn là tình trạng đám rối tĩnh mạch sinh tinh và tĩnh mạch thừng tinh bị giãn rộng. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn, tuy nhiên phổ biến hơn cả vẫn là giãn tĩnh mạch thừng tinh bên trái với tỷ lệ lên đến 90%.
Tình trạng này có thể gây ra các nguy cơ làm suy giảm chức năng tinh hoàn, khả năng sản xuất và chất lượng tinh trùng, thậm chí là dẫn đến vô sinh. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp mắc bệnh đều bị ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng.
2. Một số triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh
Ở một số trường hợp, triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không quá rõ ràng, đặc biệt là trong giai đoạn sớm. Ngược lại, có những trường hợp có thể dễ dàng phát hiện bệnh nhờ vào những dấu hiệu như:
– Đau âm ỉ ở bìu trái, người bệnh thường có cảm giác đau rõ ràng hơn khi đứng, hoặc khi gắng sức vận động, cảm giác này sẽ giảm bớt hơn khi nằm.
– Teo hoặc co rút tinh hoàn do máu bị tụ lại ở bìu khiến cho nhiệt độ tinh hoàn tăng nhẹ. Điều này cũng làm chết khá nhiều tế bào ở tinh hoàn.
Teo hoặc co rút tinh hoàn là một trong những dấu hiệu phổ biến của giãn tĩnh mạch thừng tinh
– Tinh hoàn có cảm giác khó chịu, căng tức hoặc có thay đổi bất thường về hình dạng và kích thước.
– Đôi khi có cảm giác đau, sưng tấy hoặc nóng ở bìu.
– Tự nhìn thấy hoặc sờ thấy búi tĩnh mạch giãn to, ngoằn ngoèo nằm trong bìu.
– Phát hiện 2 bìu có 1 bên to và 1 bên nhỏ.
3. Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu được xác định là do van của các tĩnh mạch nhỏ trong bìu hoạt động không tốt hoặc không có van. Đây là các van một chiều, mở ra cho máu chảy về tim và đóng lại để ngăn không cho máu chảy ngược về. Tuy nhiên, khi hệ thống các van tĩnh mạch bị suy yếu, lúc này máu có thể chảy ngược về do tác động của trọng lực gây ứ đọng.
Tìm hiểu thêm: Ngứa vùng kín nam giới: Nguyên nhân và cách điều trị
Về thắc mắc nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì, theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu được xác định là do van của các tĩnh mạch nhỏ trong bìu hoạt động không tốt
Bên cạnh đó, còn tồn tại một số các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch như:
– Chiều cao và cân nặng
– Thói quen ít vận động
– Người thân trong gia đình có tiền sử giãn tĩnh mạch thừng tinh
– Căn bệnh suy tĩnh mạch mạn tính
4. Giãn tĩnh mạch thừng tinh điều trị như thế nào?
Không phải bất cứ trường hợp giãn tĩnh mạch nào cũng cần điều trị bằng phẫu thuật. Chỉ khi xuất hiện các cơn đau hoặc triệu chứng như teo tinh hoàn gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản thì người bệnh mới được chỉ định phẫu thuật.
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng u xơ tuyến tiền liệt
Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp người bệnh quá đau đớn hay có triệu chứng teo tinh hoàn
Một số hình thức phẫu thuật phổ biến bao gồm:
– Phẫu thuật vi phẫu: Người bệnh được gây mê vùng phẫu thuật hoặc gây mê toàn thân, tiếp theo, bác sĩ sẽ tiếp cận tĩnh mạch ở vết mổ ở háng hoặc ở bụng dưới đồng thời dùng kính vi phẫu để quan sát rõ. Bước sau đó, bác sĩ tiến hành thắt tĩnh mạch, phong tỏa các tĩnh mạch bị ảnh hưởng và cuối cùng là chuyển hướng lưu lượng máu vào các tĩnh mạch bình thường
– Phẫu thuật nội soi ở bụng được thực hiện sau khi gây mê toàn thân cho bệnh nhân. Ở hình thức phẫu thuật này thì bác sĩ sẽ tạo một vết rạch nhỏ ở bụng, sau đó chèn dụng cụ phẫu thuật chuyên dụng qua vết rạch nhằm quan sát và xác định vị trí tĩnh mạch cần thắt.
Nhìn chung, các hình thức phẫu thuật kể trên thường không quá phức tạp và chỉ kéo dài trong khoảng từ 30 phút đến tối đa là 1 tiếng. Lưu ý trong khoảng thời gian sau phẫu thuật, người bệnh không nên hoạt động quá mạnh. Đồng thời, người bệnh cũng nên tạm dừng quan hệ tình dục cho đến khi bệnh tình được cải thiện hoàn toàn.
Hi vọng với những thông tin trên, các bạn đã được giải đáp thắc mắc về nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng như có thêm cho mình những kiến thức hữu ích về bệnh. Bên cạnh việc xác định nguyên nhân, điều quan trọng nhất là người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường ở vùng kín để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.