Hen phế quản là căn bệnh hô hấp mạn tính gây nhiều khó chịu cho người bệnh và có thể gây tử vong nếu không được cung cấp đủ oxy kịp thời. Nguyên nhân hen phế quản khởi phát thường liên quan đến các yếu tố môi trường và di truyền.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân hen phế quản khởi phát, cách phòng tránh
1. Tổng quan về hen phế quản
Hen phế quản (hen suyễn) là tình trạng viêm mạn tính đường thở, dẫn tới tăng tiết đờm và co thắt đường thở. Điều này gây tắc nghẽn và hạn chế luồng khí ra – vào phổi.
Các trường hợp hen phế quản nhẹ, người bệnh có thể chỉ cảm thấy khó chịu ở cổ họng ho và gặp những bất tiện nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, hoạt động hàng ngày của bệnh nhân có thể bị cản trở. Thậm chí nếu không được cung cấp oxy kịp thời, người bệnh có thể bị suy hô hấp, hôn mê, mất ý thức, thậm chí gặp nguy hiểm tính mạng.
Một số triệu chứng báo trước cơn hen phế quản gồm hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi hoặc mắt, ho khan hoặc buồn ngủ. Triệu chứng của bệnh hen phổ biến nhất là ho, khó thở thành cơn, thường gặp về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết. Cơn khó thở thường kéo dài 5-15 phút, sau đó giảm dần và kết thúc bằng một trận ho, bệnh nhân khạc đờm dãi màu trong quánh và dính. Sau khi hết cơn hen thì các triệu chứng biến mất hoặc khi thở ra, bệnh nhân sẽ phát ra tiếng cò cừ mà bản thân và người khác cũng có thể nghe thấy.
Các bệnh lý đường hô hấp có thể gây ra cơn hen.
2. Nguyên nhân hen phế quản khởi phát do đâu?
2.1 Tác nhân gây kích thích đường mũi họng – Nguyên nhân hen phế quản khởi phát
Các tác nhân gây kích thích đường mũi họng là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh hen phế quản. Tiếp xúc với các tác nhân kích thích khác nhau, đặc biệt các chất gây ra dị ứng (dị nguyên) sẽ gây kích hoạt bệnh hen suyễn. Các tác nhân này bao gồm:
Các dị nguyên trong không khí
Bao gồm phấn hoa, mạt bụi, nấm mốc, vảy da, lông thú cưng chất thải của gián…
Chất gây ô nhiễm không khí
Bên cạnh các dị nguyên, các chất ô nhiễm và chất kích thích trong không khí như khói, hóa chất có thể làm tăng đáp ứng đường thở, gây ra bệnh hen.
Nhiễm trùng hô hấp
Các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi họng, viêm xoang, viêm thanh quản,… không được điều trị đúng cách có thể gây viêm nhiễm ở phế quản và gây ra cơn hen.
Hoạt động thể chất
Cơn hen dễ khởi phát khi người bệnh tập thể thao, vì lúc này nhu cầu oxy thường rất cao, nếu không được đáp ứng đủ có thể gây ra các cơn hen cấp.
Không khí lạnh
Môi trường lạnh ẩm tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh sinh sôi và gây viêm nhiễm đường hô hấp, dễ làm phát sinh cơn hen.
Thuốc
Một số loại thuốc ức chế beta, aspirin, ibuprofen, naproxen có thể có tác dụng phụ, khiến bệnh hen dễ khởi phát
Cảm xúc mạnh và căng thẳng
Căng thẳng và một số trạng thái cảm xúc quá mức như vui, buồn, phấn khích, tức giận,… đều có thể gây cơn hen cấp.
Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản
Tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản có thể gây kích thích đường thở, làm khởi phát cơn hen.
Tìm hiểu thêm: Điều trị hiệu quả viêm phế quản cấp tính
Hhen phế quản có thể khởi phát do các yếu tố như khói thuốc lá, khói bụi, phấn hoa, thuốc,…
2.2 Nguyên nhân hen phế quản có liên quan đến di truyền?
Hen phế quản là một căn bệnh có tính di truyền. Khoảng 35 – 70% ở người mắc bệnh hen phế quản có liên quan tới gen. Nhiều nghiên cứu cho thấy con cái của những người mắc bệnh hen hoặc người có cơ địa dị ứng có khả năng mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với những người khác. Cụ thể, con của cặp vợ chồng có bố hoặc mẹ có cơ địa dị ứng thì tỷ lệ mắc bệnh này là 33%. Nếu cả bố và mẹ đều có cơ địa dị ứng thì nguy cơ bị hen và các bệnh lý dị ứng khác lên tới 60%.
2.3 Các yếu tố nguy cơ khác
– Người bệnh mắc phải một tình trạng dị ứng khác, như viêm da dị ứng hoặc viêm mũi dị ứng
– Gặp tình trạng thừa cân
– Hút thuốc hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá
– Tiếp xúc với khói thải công nghiệp hoặc các loại ô nhiễm khác
– Tiếp xúc với các hóa chất được sử dụng trong nông nghiệp, làm tóc và sản xuất
3. Bệnh hen có lây không?
Tuy gây nhiều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh nhưng bệnh hen suyễn không lây từ người này sang người khác. Vì bệnh hen suyễn thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp mạn tính vô khuẩn.
Bệnh hen suyễn cũng không lây qua đường tiếp xúc thông thường như nắm tay, ăn uống chung hay hô hấp.
4. Các biến chứng của của bệnh hen
Nếu không được kiểm soát, người mắc bệnh hen có thể gặp phải các biến chứng như:
– Tràn khí màng phổi, trung thất, chiếm khoảng 5%
– Nhiễm khuẩn phổi – phế quản
– Xẹp phổi
– Tâm phế mạn, khí thũng phổi
– Suy hô hấp mạn tính, kèm biến dạng lồng ngực
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về hệ hô hấp ở trẻ nhỏ để biết cách phòng bệnh
Hen phế quản có thể được kiểm soát bằng các loại thuốc và việc thay đổi lối sống.
5. Phòng tránh bệnh hen phế quản như thế nào?
Dựa vào các tác nhân gây bệnh hen phế quản, có thể rút ra những biện pháp phòng ngừa như sau:
– Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như bụi nhà, lông động vật, phấn hoa, thực phẩm…
– Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ không gian sống sạch sẽ
– Phòng tránh hoặc điều trị dứt điểm nhiễm khuẩn đường hô hấp
– Thư giãn, tránh lo âu quá mức, căng thẳng kéo dài
– Không hút các loại thuốc lá, thuốc lào, cố gắng tránh xa khói thuốc
– Giữ ấm cơ thể vào mùa đông
– Tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng, theo dõi và ghi chép lại các thực phẩm bản thân thường dị ứng khi ăn để tránh
– Thận trọng khi sử dụng thuốc như: kháng sinh, thuốc giảm đau Aspirin…
– Luyện tập thể dục hàng ngày, hàng tuần để nâng cao sức khỏe
Tóm lại, hen phế quản có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể được kiểm soát nếu điều trị đúng cách, theo dõi chặt chẽ, dùng thuốc dự phòng đều đặn. Khi thấy các dấu hiệu của bệnh hen phế quản, hãy chủ động thăm khám sớm để được nhận chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.