Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt siêu vi và cách chăm sóc

Sốt siêu vi là căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc là những em bé có sức đề kháng kém. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn nguyên nhân khiến trẻ bị sốt siêu vi và cách điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt siêu vi và cách chăm sóc

1. Đôi nét về căn bệnh sốt siêu vi ở trẻ nhỏ

Sốt siêu vi hay còn được gọi là sốt virus là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao do nhiễm phải các loại siêu vi trùng khác nhau. Đối tượng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này là những người có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Phần lớn trẻ mắc phải căn bệnh này thường được điều trị bằng những phương pháp khắc phục tại nhà như chườm ấm, nghỉ ngơi nhiều, uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ,… Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cơ thể của các bé tăng quá cao sẽ phải áp dụng những phương pháp điều trị đặc hiệu.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt siêu vi và cách chăm sóc

Sốt siêu vi là căn bệnh nhiều trẻ nhỏ gặp phải

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt siêu vi

Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố khiến trẻ bị sốt siêu vi, điển hình trong số đó là virus cúm, Rhinovirus, adenovirus,… Căn bệnh này có thể lây nhiễm từ người sang người, chủ yếu qua đường tiêu hóa và đường hô hấp, qua những hoạt động như ăn uống, giao tiếp, tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hay dịch mũi bị bắn ra từ người bệnh.

Không chỉ vậy, sốt siêu vi còn có thể lây nhiễm gián tiếp qua đồ chơi hoặc những vật dụng ở nơi công cộng. Đây là lý do vì sao sốt siêu vi có thể bùng phát thành dịch, đặc biệt là ở trường hợp, nơi trẻ hay chơi đùa,…

Tìm hiểu thêm: Bệnh suy dinh dưỡng: Thông tin tổng quát

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt siêu vi và cách chăm sóc

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt siêu vi

3. Triệu chứng của bệnh sốt siêu vi ở trẻ nhỏ

Triệu chứng của bệnh sốt siêu vi ở trẻ nhỏ thường khá giống với những sốt khác như sốt xuất huyết. Do đó, bố mẹ nên chú ý những dấu hiệu bất thường của trẻ để có thể phát hiện sớm và biết cách làm gì khi bé bị sốt siêu vi.

Trong giai đoạn đầu của sốt siêu vi trùng, những triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, nên bố mẹ rất dễ lầm tưởng trẻ mắc phải những bệnh khác. Lúc này, trẻ có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, với thân nhiệt dao động từ 38 – 39 độ C, thậm chí có những trường hợp lên đến 40 độ C. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ còn có thể bị viêm đỏ hầu họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đỏ mắt, nhức đầu, ho, đau cơ, đau khớp và nổi mẩn ngứa.

Nếu bố mẹ không biết cách chăm sóc trẻ khi bị sốt ở giai đoạn này mà để lâu hơn thì bệnh có thể dẫn tới những biến chứng như co giật, có thể rơi vào tình trạng hôn mê, rất nguy hiểm cho tính mạng của bé.

Đặc biệt, nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng dưới đây thì bố mẹ nên nhanh chóng đưa con tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời:

– Sốt cao liên tục quá 2 ngày, chân tay bị lạnh và run rẩy một cách bất thường.

– Toàn thân nổi mẩn đỏ, đau bụng và nôn ói.

– Đi ngoài phân đen và ra máu.

– Hay giật mình hốt hoảng.

– Co giật.

4. Trẻ bị sốt siêu vi có nguy hiểm hay không?

Sốt siêu vi trùng thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, lúc thời tiết thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng ẩm hoặc từ nóng sang lạnh. Thông thường, căn bệnh này sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày, nếu được điều trị tốt sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, bố mẹ không được chủ quan vì sốt siêu vi diễn biến rất nhanh. Vì vậy, nếu không được điều trị kịp thời thì căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau đây:

4.1. Viêm phổi

Viêm phổi là biến chứng phổ biến nhất của căn bệnh sốt siêu vi trùng. Hệ hô hấp bị nhiễm trùng nặng có nguy cơ gây tổn thương cho mô phổi, từ đó dẫn tới tình trạng suy hô hấp do rối loạn trao đổi khí. Ngoài ra, viêm phổi cũng là thủ phạm hàng đầu gây tử vong trong số những bệnh liên quan tới hệ hô hấp ở trẻ nhỏ.

4.2. Viêm tiểu phế quản

Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi rất dễ mắc bệnh viêm tiểu phế quản do sốt siêu vi gây ra. Tình trạng này có thể khiến tiểu phế quản của phổi sưng phù do viêm nhiễm, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hít thở. Điều này có thể đe dọa tới tính mạng của trẻ nhỏ.

4.3. Viêm thanh quản

Trong một số trường hợp, những loại virus gây sốt siêu vi trùng còn có khả năng tấn công thanh quản khiến trẻ bị ho nhiều. Bên cạnh đó, viêm nhiễm tại bộ phận này còn có thể gây sưng ở đường hô hấp và làm cho đờm tích tụ trong họng và mũi, khiến trẻ bị khó thở.

4.4. Viêm cơ tim

Những trẻ bị sốt siêu vi trùng do virus Adenovirus mà không được điều trị kịp thời thì có thể bị viêm cơ tim. Lúc này, thân nhiệt của trẻ đã trở về mức bình thường nhưng vẫn xuất hiện những triệu chứng như: mệt mỏi, khó thở, dễ lịm đi, bỏ ăn, không đùa nghịch và hoạt bát như trước.

Ngay khi thấy trẻ có những dấu hiệu này, bố mẹ cần nhanh chóng đưa con tới bệnh viện càng sớm càng tốt vì có thể trẻ đang bị viêm cơ tim. Nếu không được thăm khám và can thiệp kịp thời, căn bệnh này có thể dẫn tới suy tim cấp hoặc thậm chí là sốc tim.

4.5. Biến chứng ở não

Sốt siêu vi trùng ở trẻ nhỏ khi trở nặng có thể kéo theo những cơn co giật và hôn mê. Chúng dễ để lại di chứng ở não, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe của trẻ sau này. Vì vậy, bố mẹ phải luôn chú ý tới những biểu hiện bất thường ở trẻ nhỏ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt siêu vi và cách chăm sóc

>>>>>Xem thêm: Trẻ biếng ăn làm thế nào – Mẹo giúp trẻ ăn ngon

Nếu tháy trẻ có dấu hiệu bất thường, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ tới viện để thăm khám

5. Cách chăm sóc trẻ nhỏ bị sốt siêu vi trùng tại nhà

Hiện nay, sốt siêu vi trùng chưa có thuốc đặc trị mà chỉ được điều trị bằng cách tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng như sau:

– Trước tiên, bố mẹ phải kiểm tra thân nhiệt của trẻ nhỏ. Với những trường hợp bị sốt cao trên 38,5 độ C, bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Cho trẻ nằm nghỉ ở nơi yên tĩnh và thoáng mát. Lấy khăn ấm vắt ráo nước để lau người cho trẻ, nhất là ở vùng bẹn và nách.

– Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và dễ thấm hút mồ hôi.

– Cho trẻ uống nhiều nước để mau hạ sốt và giúp bài tiết các chất độc trong cơ thể ra ngoài.

– Ăn đồ ăn dạng lỏng và dễ nuốt, dễ tiêu hóa như súp, cháo,…

– Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa.

– Bổ sung thêm các loại nước ép hoa quả giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng.

– Theo dõi trẻ một cách sát sao và cẩn thận. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường thì nhanh chóng đưa con đi khám. Không nên để trẻ bị sốt quá cao dẫn tới co giật hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên đây đã giúp cho bố mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh sốt siêu vi trùng ở trẻ nhỏ. Khi thấy trẻ có những triệu chứng bị sốt siêu vi trùng, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con tới cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *