Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản

Nhiều trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản khiến bé dễ nôn hoặc trớ thức ăn ra ngoài. Rất nhiều ba mẹ lo lắng không biết trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản do những nguyên nhân nào? Làm thế nào để khắc phục tình trạng trên? Để hiểu hơn về vấn đề này, mời ba mẹ cùng tham khảo bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản gồm hai loại là trào ngược dạ dày thực quản sinh lý và trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý.

Trào ngược dạ dày thực quản sinh lý

Là hiện tượng trẻ sơ sinh bị nôn hoặc trớ thức ăn (sữa) ngay sau khi ăn hoặc khi trẻ đang ăn bị nôn, trớ thức ăn ra ngoài. Tần suất trẻ bị nôn, trớ thức ăn ít, thường xảy ra trong một thời gian ngắn và giảm dần theo thời gian khi trẻ lớn hơn. Trẻ bị nôn trớ nhưng không gây triệu chứng gì, sau khi bị nôn, trớ trẻ vẫn bú, vui chơi bình thường, lên cân tốt, không bị khò khè tái đi tái lại…thì được gọi là trào ngược dạ dày sinh lý. Hiện tượng này thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý

Là sẽ thường xuyên hơn, kéo dài hơn và có thể gây ra một số triệu chứng lâm sàng ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu trẻ trên 1 tuổi mà vẫn hay ọc sữa, trẻ chậm tăng cân, biếng ăn, gầy gò, hay bị khò khè kéo dài, viêm phế quản, viêm phổi tái phát nhiều lần,… đây được coi là trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý. Khi này ba mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám với bác sĩ Nhi khoa để bé được kiểm tra và có biện pháp điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản

Phụ thuộc vào loại trào ngược dạ dày thực quản sinh lý hay bệnh lý mà nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trào ngược dày thực quản cũng khác nhau.

Tìm hiểu thêm: Phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị cảm lạnh?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản
Nguyên nhân trực tiếp gây trào ngược dạ dày thực quản là do sự co thắt của cơ tâm vị.

Nguyên nhân trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản sinh lý

Cơ thắt thực quản dưới ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là cơ tâm vị chưa thực sự hoàn thiện. Vòng cơ nằm giữ thực quản và dạ dày hay còn gọi là cơ thắt thực quản có nhiệm vụ giữ cho thức ăn luôn nằm trong dạ dày, vòng cơ này luôn đóng chặt và chỉ mở ra khi trẻ nuốt thức ăn. Ngoài ra, hệ thống tiêu hóa của bé vẫn còn yếu, đây chính là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị trào ngược dạ dày thực quản.

Các yếu tố sịnh hoạt như bé thường xuyên nằm ngửa khi bú, bé bú quá no, chế độ dinh dưỡng chủ yếu là chất lỏng, bé sinh non, nô đùa khi bé vừa ăn xong hoặc đang ăn,… là các yếu tố khiến trẻ dễ bị trào ngược dạ dày thực quản sinh lý.

Nguyên nhân trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý

Trẻ sơ sinh non, trẻ mang sẵn nền bệnh bẩm sinh như các bệnh về đường tiêu hóa, dị tật đường tiêu hóa, bệnh tim, bệnh phổi bẩm sinh, các bệnh lý đường hô hấp … là các nguyên nhân dễ khiến trẻ bị mắc trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý.

Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản khi nào cần gặp bác sĩ?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ

Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản kéo dài nên cho bé đi thăm khám với bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp xử trí kịp thời. (ảnh minh họa)

Nếu trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản sinh lý thì các hiện tượng này sẽ giảm dần và hết khi bé lớn hơn. Các chức năng của cơ quan tiêu hóa  ở trẻ sẽ được hoàn thiện hơn khi con lớn vì vậy ba mẹ không nên quá lo lắng.

Nhưng nếu trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản kéo dài, kèm theo các triệu chứng như bú kém, chậm tăng cân, hay bị khò khè,… trẻ có thể bị trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý. Nếu để lâu không điều trị con có thể mắc các bệnh như viêm thực quản, barrett thực quản, hen suyễn, các bệnh lý về hệ hô hấp, trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, … Khi này ba mẹ nên đưa bé đi thăm khám sớm với bác sĩ để con được kiểm tra và có biện pháp xử trí kịp thời.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần phải lưu ý các vấn đề khi cho bé bú như không nên cho bé vừa nằm ngửa vừa bú, không nô đùa khi con vừa ăn xong, không cho bé ăn quá no nên cho bé ăn vừa phải và chia thành nhiều bữa nhỏ. Thời gian tối thiểu giữa hai lần bú của trẻ là 2 giờ và tối đa là 4 – 5 giờ. Cố gắng đảm bảo lượng sữa, thức ăn trong ngày của trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *