Nguyên nhân lợi thâm đen và cách phòng tránh

Một trong những biểu hiện của sức khỏe răng miệng tốt chính là lợi có màu sắc hồng hào. Trong trường hợp lợi thâm đen, đây có thể là một dấu hiệu bệnh lý nha khoa. Đó là những nguy cơ bệnh lý nào, chúng ta hãy cùng tham khảo sau đây:

Bạn đang đọc: Nguyên nhân lợi thâm đen và cách phòng tránh

1. Tình trạng lợi thâm đen

Nguyên nhân lợi thâm đen và cách phòng tránh

Tình trạng nướu thâm đen không chỉ là một khuyết điểm gây ảnh hưởng tới nụ cười. Đó còn là một báo động cho sức khỏe bên trong răng miệng đang gặp vấn đề

Lợi thâm đen là tình trạng lợi răng chuyển màu bất thường. Thay vì độ hồng hào thường thấy, ta sẽ thấy nướu có màu thâm đen. Ban đầu, tình trạng này sẽ chỉ là một vài vết mờ và có thể xuất hiện từ gần chân răng. Sau một thời gian, những vết đen này sẽ lan rộng tạo thành vùng đen loang lổ trên nướu. Tình trạng bệnh càng nghiêm trọng, màu nướu đen sẽ càng đậm và vết càng to.

Tình trạng này không chỉ là một khuyết điểm gây ảnh hưởng tới nụ cười. Đó còn là một báo động của sức khỏe bên trong răng miệng đang gặp vấn đề. Để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng, người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường.

2. Nguyên nhân khiến lợi thâm đen

Có rất nhiều lý do dẫn tới tình trạng lợi bị thâm. Trong đó, đây là 6 nguyên nhân thường gặp nhất:

2.1 Do cao răng và vụn thức ăn

Quá trình ăn uống hàng ngày để lại trong khoang miệng những mảng bám cứng đầu. Rất nhiều vụn thức ăn còn mắc lại ở kẽ răng khó có thể loại bỏ tại nhà. Và lâu ngày, chúng sẽ tích tụ, hình thành cao răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công răng. Ngoài ra, những mảng bám không được lấy đi thường xuyên sẽ dần lan rộng. Chúng lan xuống vùng lợi, tạo thành nhưng mảng đen, gây nên tình trạng lợi thâm.

2.2 Do bệnh lý sâu răng

Sâu răng là một tình trạng bệnh lý xảy ra khá phổ biến hiện nay. Căn bệnh này là do vi khuẩn bị tích tụ lâu ngày trong khoang miệng mà tạo thành. Chúng phá hủy răng, gây nên những lỗ sâu tổn hại tới sức khỏe chung của khoang miệng. Tình trạng này nếu không được kiểm tra và điều trị kịp thời sẽ bị ăn vào men răng. Đồng thời, nga răng và tủy răng cũng sẽ bị tấn công. Điều này dẫn tới toàn bộ chân răng sẽ bị đen. Thậm chí, tất cả vùng lợi xung quanh cũng bị ảnh hưởng và lan rộng.

2.3 Do tình trạng sắc tố tạo màu của lợi

Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân khiến nướu thâm đen. Cụ thể, tình trạng sắc tố tạo màu của cùng lợi kém có thể gây thâm nướu.Tình trạng này có thể xuất hiện khi mới sinh hoặc do di truyền từ cha mẹ.

2.4 Do những thói quen sinh hoạt

Có thể nói, đa số các bệnh lý không chỉ riêng khoang miệng ít nhiều đều có sự tác động từ những sinh hoạt hàng của con người. Đối với tình trạng thâm nướu, những hành động như hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, … chính là tác nhân. Những hành động này lặp đi lặp lại thường xuyên gây tác động liên tục làm lợi chuyển thâm.

2.5 Do viêm nha chu

Đây là bệnh lý thường gặp và cũng là yếu tố kéo theo nhiều vấn đề khác. Bệnh được hình thành khá sâu xuống dưới lợi. Và sau đó, các vi khuẩn gây bệnh lan dần xuống cả xương ổ răng. Tình trạng này lâu ngày không được điều trị sẽ trở nên càng chầm trọng. Lợi không chỉ bị rách, chảy máu hay tiêu xương. Phần nướu cũng có tình trạng thâm đen đáng báo động.

2.6 Do trồng răng giả

Tìm hiểu thêm: Loạn kinh sau sinh, nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân lợi thâm đen và cách phòng tránh

Sử dụng răng sứ kim loại, tính chất kim loại của răng khi tiếp xúc lâu này với nước bọt và axit trong khoang miệng sẽ dẫn đến việc chân răng bị thâm đen

Nguyên nhân lợi thâm đen và cách phòng tránh

>>>>>Xem thêm: Sinh mổ bao lâu thì có thai lại được?

Nên sử dụng loại răng toàn sứ để tránh tình trạng đen chân răng

Nướu thâm đen là tình trạng rất thường gặp ở những người trồng răng giả. Với loại răng sứ kim loại, tính chất kim loại của răng khi tiếp xúc lâu này với nước bọt và axit trong khoang miệng sẽ dẫn đến việc chân răng bị thâm đen. Lâu ngày, vết thâm đen ngày càng rõ hơn, ảnh hưởng đến cả những phần xung quanh.

2.7 Do lão hóa

Khi tuổi tác càng lớn, các tế bào trong cơ thể sẽ có sự thay đổi. Cụ thể trong trường hợp này, các tế bào làm hồng nướu bị lão hóa. Chúng suy giảm chức năng và không thể duy trì độ hồng hào của nướu như trước dẫn đến tình trạng thâm đen.

3. Phương pháp phòng tránh tình trạng lợi thâm đen

3.1 Vệ sinh khoang miệng phù hợp

Vệ sinh khoang miệng phù hợp là điều quan trọng giúp ngăn ngừa tình trạng thâm đen nướu. Sau đây là một số lưu ý giúp mọi người làm sạch và bảo vệ khoang miệng một cách tốt nhất:

– Chải răng đều đặn 2 – 3 lần / ngày. Đưa bàn chải theo vòng tròn một cách nhẹ nhàng, tránh chải răng theo chiều ngang.

– Lựa chọn loại bàn chải có đầu lông mềm để tránh làm tổn thương nướu và men răng.

– Sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để hiệu quả làm sạch răng miệng được tối ưu. Những thức ăn thừa và cặn bẩn được loại bỏ tốt hơn.

3.2 Hạn chế tối đa những thói quen xấu khiến lợi thâm đen

Bên cạnh giữ gìn vệ sinh, sức khỏe khoang miệng còn cần được bảo vệ bởi nhiều tác nhân gây hại khác. Trong đó có những yếu tố bắt nguồn từ chính những thói quen hàng ngày của con người. Điển hình như hút thuốc lá, sử dụng nhiều đồ uống có cồn, quá ngọt, quá chua, … Thay vào đó, chúng ta nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu chất xơ, canxi và vitamin, …

3.3 Lấy cao răng định kỳ

Việc chủ động lấy cao răng định kỳ không chỉ giúp ngăn ngừa tình trạng lợi thâm đen. Đây còn là thói quen tốt hỗ trợ răng miệng tránh khỏi sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn. Với đều đặn 6 tháng / lần, sức khỏe hàm răng và độ trắng sáng sẽ luôn được đảm bảo.

Bên cạnh đó, mọi người cũng nên kết hợp kiểm tra răng miệng và lấy cao răng định kỳ. Việc kiểm tra đều đặn sẽ giúp tình trạng răng miệng luôn được kiểm soát.

Có thể thấy, nướu răng đen xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Để bảo vệ cho răng miệng, tránh tình trạng thâm đen nướu, chúng ta nên chủ động thực hiện những biện pháp phòng ngừa. Hãy xây dựng cho bản thân thói quen sinh hoạt khoa học và phù hợp để bảo vệ răng miệng toàn diện.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *