Nguyên nhân nào dẫn đến mắt lác?

Mắt lác (mắt lé) là bệnh lý khá dễ gặp và có thể di truyền trong gia đình. Tình trạng này không gây mù mắt nhưng lại ảnh hưởng khá lớn đến thị lực, tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy, lác mắt là do đâu và làm sao để khắc phục? Nếu bạn cũng quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Nguyên nhân nào dẫn đến mắt lác?

1. Mắt lác là gì?

Bệnh mắt lác/mắt lé là tình trạng hai mắt không nhìn thẳng được mà nhìn theo hai hướng khác nhau. Một mắt có thể nhìn thẳng về trước, trong khi đó mắt còn lại sẽ nhìn theo một trong các hướng khác. VD: Nhìn vào trong, nhìn ra ngoài, nhìn lên, nhìn xuống,…

Khi một mắt bị lệch, hai hình ảnh thu nhận từ 2 mắt sẽ khác nhau và truyền đến não bộ. Ở trẻ nhỏ, não bộ có thể chọn lọc và loại bỏ hình ảnh từ mắt nhìn bị lệch. Chỉ lấy hình ảnh thu được từ mắt nhìn rõ hơn. Trong khi đó, ở người lớn, não bộ tiếp nhận cả hai hình ảnh và không thể loại bỏ hình ảnh thu được từ mắt bị lệch. Từ đó gây ra triệu chứng nhìn đôi.

Nguyên nhân nào dẫn đến mắt lác?

Bệnh mắt lác/mắt lé là tình trạng hai mắt không nhìn thẳng được mà nhìn theo hai hướng khác nhau

Lác mắt có thể xảy ra ở một hoặc đồng thời cả hai mắt. Mắt nhìn lệch và mắt nhìn thẳng có thể hoán đổi hoặc luân phiên nhau. Trong đó, lác được chia ra thành 2 loại cơ bản:

– Lác cơ năng (lác đồng hành): Trường hợp này thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc trưng bởi tình trạng mắt bị lác luôn di chuyển cùng hướng với mắt lành.
– Lác liệt (lác bất đồng hành): Thường gặp ở người lớn nhiều hơn. Đặc trưng bởi tình trạng cơ vận nhãn bị liệt khiến vận động nhãn cầu bị hạn chế.

Tùy theo tính chất mà mắt có thể lác theo nhiều hình thái khác nhau. VD: Lác cụm chữ A, lác chữ V, lác trong, lác chéo,… Qua thời gian, mắt bị lác thường yếu hơn và dần mất đi thị lực.

Theo một nghiên cứu cho thấy, tại Việt Nam có khoảng 2 – 3 triệu người bị lác. Vậy đâu là những nguyên nhân khiến mắt bị lác? Câu trả lời sẽ có ngay ở phần tiếp theo đây.

2. Nguyên nhân dẫn đến mắt lác

Thông thường, ở mắt có 6 cơ làm nhiệm vụ điều chỉnh hoạt động của nhãn cầu. Bao gồm: Cơ trực trong, cơ trực ngoài, cơ trực trên, cơ trực dưới, cơ chéo lớn, cơ chéo bé. Mỗi cơ sẽ có tác dụng giúp nhãn cầu di chuyển vào trong, ra ngoài, lên trên, xuống dưới, xoay vào trong hoặc xay ra ngoài.

Khi mắt ở trạng thái bình thường, hai mắt sẽ cùng nhìn vào một điểm (còn gọi là hợp thị). Lúc này, nhãn cầu sẽ tổng hợp hình ảnh thu được từ cả hai mắt thành một ảnh 3 chiều duy nhất. Cho thị giác sắc nét và tinh tế.

Tuy nhiên, khi bị lác, hai mắt không cân bằng với tầm nhìn theo các hướng khác nhau. Một hoặc cả hai mắt nhìn theo hướng lệch so với bình thường. Đây là tình trạng thường xảy ra ở trẻ nhỏ, một số trường hợp gặp ở trẻ sơ sinh và cũng có trường hợp xuất hiện ở người lớn.

Nguyên nhân là do 6 cơ xung quanh mắt không phối hợp nhịp nhàng với nhau. Điều này có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau sau:

– Tiền sử gia đình
– Liệt cơ vận nhãn (do bẩm sinh hoặc mắc phải)
– Có vấn đề ở não: Bị bại não, não úng thủy, u não, hội chứng Down
– Sự bất thường khi sinh: Sinh non, sinh nhẹ cân
– Mắc tật khúc xạ ở mắt: Cận thị, viễn thị, loạn thị
– Chấn thương mắt
– Có bệnh lý về mắt: Đục thủy tinh thể, sẹo giác mạc,…
– Phẫu thuật mắt
– Nhiễm trùng mắt
– …..

3. Tác hại của mắt lác

Tìm hiểu thêm: Đục thủy tinh thể bẩm sinh có chữa được không?

Nguyên nhân nào dẫn đến mắt lác?

Mắt lác xảy ra do 6 cơ xung quanh mắt không phối hợp nhịp nhàng với nhau

Khi mắt bị lác, người bệnh sẽ dễ gặp phải các triệu chứng như:

– Thường xuyên mỏi mắt
– Mắt bị lác nhìn mờ hơn so với mắt không lác
– Người bệnh đôi khi nghiêng đầu, nheo mắt trong vô thức để có thể thích nghi với tình trạng lác
– Đi lại hay vấp ngã, làm việc thường không chính xác
– Nhìn song thị (thấy hai hình ảnh đồng thời)
– …..

Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến thị lực lâu dài mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguy cơ dẫn đến nhược thị cao, mất khả năng nhận thức chiều sâu. Khả năng xác định khoảng cách giữa hai vật kém đi dẫn đến tình trạng dễ bước hụt, vấp ngã. Người bị lác thường không thể làm tốt những công việc đòi hỏi sự tinh tường.

Bên cạnh đó, lác cũng làm giảm tính thẩm mỹ trên khuôn mặt. Khiến người bệnh gặp trở ngại về mặt tâm lý và thường mất tự tin trong giao tiếp. Vì vậy, ngay khi phát hiện mình bị lác, người bệnh nên tìm cách khắc phục ngay.

4. Cách khắc phục

Lác mắt nếu để lâu sẽ gây ra nhược thị và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Tùy từng trường hợp và mức độ nặng nhẹ của lác, người bệnh có thể áp dụng một hoặc đồng thời nhiều cách sau:

– Đeo kính: Giúp mắt nhìn thẳng (dùng trong các trường hợp lác do quy tụ điều tiết hoặc kèm tật khúc xạ).
– Luyện tập: Tập quy tụ, tập liếc mắt sang hướng ngược chiều mắt bị lác, tập trên máy chỉnh quang để hợp thị hai mắt,…
– Che mắt khỏe và tập nhìn mọi vật bằng mắt bị lác để cải thiện thị lực
– Tiêm thuốc Botulinum toxin: Dùng trong các trường hợp lắc mắt thứ phát ở người lớn do liệt cơ vận nhãn. Phương pháp này giúp giải quyết tạm thời tình trạng nhìn song thị ở bệnh nhân.
– Phẫu thuật: Điều chỉnh lại cơ vận nhãn không cân bằng.

Nhìn chung, bệnh mắt lác nên được chẩn đoán và đưa ra phương án khắc phục sớm để thu được kết quả trị liệu tốt. Vì vậy, nếu trẻ nhỏ hoặc người lớn có dấu hiệu nhìn lệch thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn.

Nguyên nhân nào dẫn đến mắt lác?

>>>>>Xem thêm: Chữa bệnh về mắt dịch vụ chữa bệnh về mắt tốt tại Hà Nội

Bệnh mắt lác nên được chẩn đoán và đưa ra phương án khắc phục sớm để thu được kết quả trị liệu tốt

Như vậy, trên đây là những thông tin về bệnh mắt lác (lé mắt) mà Hệ thống y tế Thu Cúc TCI muốn gửi đến bạn. Hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin thú vị và hữu ích thông qua bài viết này. Để được giải đáp các thắc mắc khác liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi sớm và nhận tư vấn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *