Nguyên nhân nhồi máu cơ tim và các yếu tố nguy cơ

Nhồi máu cơ tim là một tình huống cấp tính rất nguy hiểm liên quan đến sự ngừng cung cấp đột ngột máu nuôi dưỡng cơ tim. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, những yếu tố nguy cơ gây bệnh và cách phòng tránh hiệu quả trong bài viết sau.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân nhồi máu cơ tim và các yếu tố nguy cơ

1. Các nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim

1.1 Nguyên nhân chủ yếu gây nhồi máu cơ tim 

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi có sự tắc nghẽn đột ngột hoàn toàn hoặc 1 phần của hệ thống mạch máu nuôi dưỡng cơ tim. Cơ tim không được cung cấp máu trong một thời gian dài hoặc đột ngột có thể sẽ bị hoại tử, khiến vùng cơ tim đó trở nên tê liệt. 

Tim không thể co bóp bình thường khiến quá trình tạo máu và đưa máu đi nuôi cơ thể không được thực hiện một cách trơn tru. Hậu quả là người bệnh có thể bị suy tim, sốc tim, đột tử do tim,…

Xơ vữa động mạch và cục máu đông là coi nguyên nhân chủ yếu gây cản trở quá trình cung cấp máu cho cơ tim, khiến cơ tim bị nhồi máu. Thông thường sau tắc nghẽn động mạch khoảng 30 phút, vùng cơ tim bị tổn thương sẽ không thể phục hồi.

Nguyên nhân nhồi máu cơ tim và các yếu tố nguy cơ

Xơ vữa là nguyên nhân hàng đầu gây tắc nghẽn mạch vành và hoại tử cơ tim.

1.2 Cơ chế nhồi máu cơ tim do xơ vữa động mạch vành

Các mảng xơ vữa được hình thành do quá trình tích tụ của chất béo, canxi và các chất dễ lắng đọng khác trong máu. Các mảng bám này phát triển sẽ khiến lòng mạch dần bị thu hẹp, máu không đủ cung cấp trong thời gian dài có thể gây hoại tử cơ tim mà không cần đến bất cứ tác động nào khác.

Mặt khác, các mảng xơ vữa mềm có thể nứt vỡ, kích thích sự tập kết các tiểu cầu tại chính vị trí vừa nứt vỡ. Các mảng bám tách ra di chuyển trong lòng mạch cũng làm gia tăng tập kết các tiểu cầu. Kết quả là sự hình thành của các cục máu đông với nhiều kích thước khác nhau. Các huyết khối nhỏ có thể tự tiêu tan nhưng những huyết khối lớn thì có xu hướng liên kết với nhau để gia tăng kích thước. Khi di chuyển đến các vị trí hẹp của mạch máu, đặc biệt là những nơi có sẵn mảng xơ vữa, các huyết khối này sẽ bị giữ lại, gây tắc hoàn toàn mạch máu. Đó chính là cách một cơn nhồi máu cơ tim xảy ra. 

Ngoài ra, một số trường hợp co thắt hoặc bóc tách mạch vành cũng có thể là nguyên nhân gây ngưng cấp máu đột ngột, dẫn đến tình trạng cấp tính này.  

2. Các yếu tố nguy cơ nhồi máu

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây nhồi máu cơ tim, thông qua việc tăng nguy cơ hình thành và phát triển của các mảng xơ vữa, phổ biến nhất là:

2.1. Cholesterol trong máu cao

Thành phần chính của các mảng xơ vữa chính là chất béo. Chất béo trong máu tồn tại dưới 3 dạng là cholesterol tốt, cholesterol xấu và chất béo trung tính. Khi tỷ lệ và hàm lượng các chất béo này ở mức tiêu chuẩn thì sức khỏe tim mạch sẽ được duy trì ổn định. Nhưng nếu nồng độ các chất béo xấu trong máu cao hơn mức bình thường thì nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa mạch vành cũng tăng theo.

Mỡ máu cao gây xơ vữa động mạch chiếm 70% trường hợp nhồi máu.

2.2 Bệnh huyết áp

Huyết áp thường xuyên tăng cao sẽ khiến động mạch vành phải chịu áp lực lớn hơn. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây giãn, yếu, đứt các mạch máu và gây ra cơn hoại tử cơ tim cấp. 

Tìm hiểu thêm: Bác sĩ tim mạch bệnh viện Thu Cúc

Nguyên nhân nhồi máu cơ tim và các yếu tố nguy cơ

Tăng huyết áp gây tổn thương thành mạch, làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch vành, hoại tử cơ tim.

2.3 Đái tháo đường

Các nghiên cứu cho thấy những người bệnh đái tháo đường có nguy cơ gặp phải biến cố này cao hơn người bình thường. Nguyên nhân là bởi khi lượng đường trong máu quá cao sẽ gây tổn thương thành mạch, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành xơ vữa, gây tắc nghẽn mạch vành. Các triệu chứng hoại tử cơ tim thậm chí không xuất hiện ở những bệnh nhân này khiến cho việc phát hiện, cấp cứu và điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

2.4 Hút thuốc lá

Chất độc trong khói thuốc làm tổn thương thành động mạch, khiến các mảng xơ vữa có cơ hội phát triển. Đồng thời hút thuốc làm tăng huyết áp, dễ gây nhồi máu do bóc tách động mạch. 

2.5 Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Cholesterol trong máu có thể do cơ thể sản xuất ra cũng có thể được chuyển hóa từ các loại thực phẩm cơ thể hấp thu hàng ngày. Vì thế, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của trái tim. Chế độ ăn thiếu lành mạnh, ăn mặn, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, đồ ăn nhanh,… là nguyên nhân khiến cholesterol trong máu cao, đặc biệt là cholesterol xấu.

2.6 Lười vận động 

Lười vận động khiến cho các chất nạp vào cơ thể, đặc biệt là chất béo không thể chuyển hóa và sẽ tích tụ lại khiến nguy cơ xơ vữa mạch máu tăng cao hơn. 

2.7 Uống rượu bia

Các chất kích thích như rượu, bia… làm tăng huyết áp và tổn thương thành mạch. Các chất độc trong rượu bia cũng gây hại cho gan – cơ quan giữ nhiệm vụ chuyển hóa chất béo, khiến xơ vữa và các biến cố tim mạch dễ tìm đến. 

Bên cạnh đó, bệnh cũng dễ xuất hiện với biến chứng nặng ở những người cao tuổi, tiền sử gia đình hoặc người bệnh đã mắc sẵn bệnh tim mạch,…

3. Phòng ngừa nhồi máu cơ tim

Biến cố này tuy nguy hiểm nhưng vẫn có thể phòng ngừa bằng các biện pháp dưới đây:.

– Phát hiện và điều trị sớm bệnh mạch vành, các bệnh mỡ máu, huyết áp, tiểu đường….Kiểm tra và theo dõi sức khỏe định kỳ đều đặn nếu mắc các bệnh này

– Thực hiện chế độ ăn giảm mặn, giảm béo, giảm đường

– Tăng cường chất xơ bằng cách bổ sung rau xanh, trái cây

– Không hoặc hạn chế uống rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích

– Tập luyện vừa sức, chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền,…

Nguyên nhân nhồi máu cơ tim và các yếu tố nguy cơ

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu cách trị tai biến mạch máu não

Thăm khám thường xuyên tại chuyên khoa tim mạch uy tín giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu.

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim để phòng tránh hiệu quả. Hãy chủ động thăm khám thường xuyên để tầm soát các yếu tố nguy cơ và được hướng dẫn các phương pháp phòng hoặc điều trị bệnh này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *