Nguyên nhân phải cắt buồng trứng là chủ đề mà nhiều chị em phụ nữ quan tâm, việc biết được nguyên nhân có thể phòng tránh được bệnh cũng như biện pháp can thiệp kịp thời nếu phát hiện sớm.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân phải cắt buồng trứng của chị em phụ nữ là gì?
1. Buồng trứng có chức năng gì?
Việc thực hiện cắt bỏ buồng trứng ở phụ nữ được nhiều chị em phụ nữ quan tâm
Chức năng của buồng trứng có thể kể đến là hai chức năng chính: chức năng nội tiết và chức năng ngoại tiết sinh sản trứng.
Các tế bào của buồng trứng sẽ tiết ra 3 loại hormone sinh dục:
– Vỏ nang trong chế tiết ra estrogen
– Các tế bào hạt của hoàng thể tiết progesterone
– Tế bào của rốn ở buồng trứng chế tiết androgen
Buồng trứng đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người phụ nữ, không chỉ duy trì, điều tiết hormone trong cơ thể. Bên cạnh đó đây cũng là yếu tố quan trọng để có thể duy trì sinh sản của người phụ nữ.
2. Nguyên nhân khiến phụ nữ phải phẫu thuật cắt buồng trứng
Thực hiện cắt bỏ buồng trứng là một phẫu thuật ngoại khoa để loại bỏ đi buồng trứng và đôi khi là cả ống dẫn trứng của người phụ nữ. Tùy vào tình trạng bệnh của người phụ nữ mà bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện loại bỏ một bên buồng trứng hoặc hai bên buồng trứng, Những nguyên nhân sau đây có thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu được kể đến khiến cho chị em phụ nữ phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng của mình.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Mổ thai ngoài tử cung bao nhiêu tiền?
Những nguyên nhân phải cắt buồng trứng rất đa dạng
2.1 U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là bệnh mà khi cơ thể xuất hiện một khối chứa dịch hoặc là một khối chất rắn trong cơ thể có dạng như bã đậu và phát triển bất thường trên hoặc bên trong buồng trứng.
Khối u có thể là sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng và bệnh u nang buồng trứng thì phát triển từ các mô của buồng trứng. U nang buồng trứng là một trong những loại khối u thường gặp nhất và bệnh lý chiếm khoảng 3,6% các bệnh phụ khoa.
2.2 Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là khi cơ thể xuất hiện khối u ác tính và nó có thể xuất phát từ một hoặc là ở cả hai buồng trứng. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư buồng trứng theo thống kê là khoảng 4,6/100.000 phụ nữ. Bệnh lý này có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi tuy nhiên hay gặp nhất là phụ nữ trên 50.
Ung thư buồng trứng bao gồm:
- Ung thư biểu mô buồng trứng. Đây là khi mà các tế bào ung thư phát triển từ các tế bào trên bề mặt buồng trứng. Bên cạnh đó thì đây cũng là loại hay gặp nhất
- Ung thư tế bào mầm. Đây là loại ung thư xuất phát từ các tế bào sản xuất ra trứng và ít gặp hơn loại ung thư biểu mô buồng trứng
- Ung thư buồng trứng từ tế bào mô nâng đỡ buồng trứng. Đây là một loại ung thư hiếm gặp.
2.3 Lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng
Lạc nội mạc tử cung là một tình trạng mà các mô nội mạc của tử cung đã và đang phát triển ở bên ngoài tử cung. Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung thường xuyên xảy ra và có thể diễn ra ở bất kỳ một độ tuổi nào mà không hề giới hạn.
Lạc nội mạc tử cung có thể gây ra bệnh u nang buồng trứng ở dạng lạc nội mạc tử cung. U nang buồng trứng ở dạng lạc nội mạc tử cung được coi là một bệnh hay một biến chứng của lạc nội mạc tử cung.
Bệnh có thể làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người phụ nữ tuy nhiên với một số trường hợp thì vài người vẫn có thể sinh sản hoàn toàn bình thường mà không cần can thiệp gì.
2.4 Áp xe buồng trứng
Áp xe buồng trứng là một dạng bệnh mà khi đó cơ thể sẽ có một túi chứa mủ trong buồng trứng của mình. Đây còn có thể là một biến chứng rất nặng bệnh lý viêm đường sinh dục khi không được điều trị hay đã thực hiện điều trị nhưng lại không đạt được hiệu quả như mong muốn. Nếu khối áp xe này không may bị vỡ ra sẽ rất nguy hiểm và gây hủy hoại buồng trứng cùng với các cơ quan lân cận trong buồng trứng, hiện tượng này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mắc bệnh.
3. Ảnh hưởng sau khi cắt buồng trứng
>>>>>Xem thêm: Các bệnh về buồng trứng
Cắt bỏ buồng trứng ở phụ nữ được thực hiện như thế nào
Việc thực hiện cắt buồng trứng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến các chị em phụ nữ. Đây cũng là một thủ thuật ngoại khoa được thực hiện khi tiến hành điều trị vấn đề của cơ thể khi mắc một số bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản như ung thư buồng trứng, khối u hay u nang,…
3.1 Kinh nguyệt bị ảnh hưởng
Khi mắc một số căn bệnh như u nang buồng trứng, áp xe buồng trứng,… thì rất có thể chị em phụ nữ phải cắt một bên hay cả hai bên buồng trứng thì sẽ bị ảnh hưởng.
Nếu như bệnh chỉ cần phải cắt một bên buồng trứng, bên còn lại vẫn thực hiện chức năng như bình thường thì kinh nguyệt sẽ vẫn có như bình thường. Nhưng nếu tình trạng nghiêm trọng thì rất có thể phải cắt cả hai bên buồng trứng, khi ấy cơ thể người phụ nữ không còn có thể có kinh nguyệt nữa. Phụ nữ sau khi bị cắt hoàn toàn hai buồng trứng sẽ không khác một người phụ nữ đã tiền mãn kinh.
Việc này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến những yếu tố bên trong như người phụ nữ sau khi không còn kinh nguyệt sẽ có cảm giác bực mình, bốc hỏa, khó chịu,…
3.2 Khả năng mang thai sau khi chị em cắt buồng trứng
Tùy thuộc vào tình trạng cắt bỏ buồng trứng thì khả năng mang thai của chị em phụ nữ sẽ có hay không. Chỉ cần còn một bên buồng trứng mà vẫn hoạt động bình thường thì có thể sẽ duy trì được khả năng sinh sản bình thường.
Nếu như người phụ nữ bị cắt cả hai bên thì việc mang thai tự nhiên là điều không thể nhưng nếu vẫn mong muốn mang thai thì vẫn có thể xin trứng và thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm để có thể mang thai.
3.3 Cắt buồng trứng có ảnh hưởng đến đời sống tình dục
Nếu như chị em phụ nữ mà bị cắt cả hai buồng trứng thì sẽ ảnh hưởng lớn đến ham muốn trong đời sống tình dục của cả hai vợ chồng. Việc thiếu hụt estrogen trong cơ thể người phụ nữ khiến cho người nữ trong mối quan hệ ít có ham muốn tình dục hơn. Nhưng nếu chị em phụ nữ vẫn còn một bên hoạt động với chức năng bình thường thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến khả năng ham muốn tình dục với người nữ.
Hy vọng với những thông tin trên bạn đã hiểu rõ hơn nguyên nhân phải cắt buồng trứng là tại sao rồi.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.