Tình trạng răng cửa mọc lệch xảy đến gây ra rất nhiều ảnh hướng. Vấn đề này xảy ra bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Đó là những yếu tố nào? Sau đây hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân răng cửa mọc lệch và cách khắc phục.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân răng cửa mọc lệch và cách khắc phục
1. Những nguyên nhân răng cửa mọc lệch
Dưới đây là 3 nguyên nhân răng cửa mọc lệch thường gặp:
1.1 Yếu tố bẩm sinh
Nguyên nhân răng cửa mọc lệch đầu tiên chính là do yếu tố bẩm sinh. Ở một số người, vốn hệ thống xương răng đã không được sắp xếp vị trí đúng đắng ngay từ đầu. Điều này chính là lý do khiến các răng mọc lệch, không ngay hàng thẳng lối.
1.2 Răng mọc chen chúc
Rất nhiều người đã mắc phải tình trạng răng mọc chen chúc. Điều này khiến răng cửa cũng như các răng còn lại không thể ngay hàng thẳng lối. Dần dần, răng cửa sẽ bị đẩy ra ngoài, rời khỏi khung hàm.
1.3 Thói quen xấu trong quá trình mọc răng
Nói về những lý do khiến hàm răng không đồng đều không thể bỏ qua vấn đề về những thói quen xấu trong giai đoạn răng mọc. Điển hình như nhiều trẻ nhỏ thường có thói quen cắn móng tay, lè lưỡi, ngậm ti giả, … Những thói quen này diễn ra liên tục trong quá trình mọc răng sẽ khiến ảnh hưởng tới vị trí mọc.
2. Có mấy dạng răng cửa mọc lệch?
Thông thường, tình trạng răng cửa mọc lệch sẽ rơi vào 1 trong 3 trường hợp sau đây:
2.1 Răng cửa mọc hình cánh bướm
Trường hợp răng cửa mọc hình cánh bướm là khi những chiếc răng cửa bị mọc không lệch. Vị trí của răng sẽ không đều và thẳng so với các răng bên cạnh. Điều này khiến cho các phần cạnh răng ở phía trong bị trũng xuống. Từ đó, hai răng cửa mọc tạo thành hình cánh bướm hay nhiều người còn gọi là hình chữ V.
2.2 Răng cửa mọc nhiều, lộn xộn
Việc răng cửa bị lộn xộn xảy ra khi xung quanh có quá nhiều hoặc quá ít răng. Sự bất thường về số lượng này sẽ khiến 2 răng cửa mọc chìa ra ngoài hoặc thụt vào trong. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới tính thẩm mỹ của tổng thể gương mặt.
2.3 Răng cửa mọc chìa ra ngoài
Đây là hiện tượng khi chân răng hoặc một phần của chân răng mọc đúng vị trí của cung hàm. Thế nhưng phần thân của răng lại có biểu hiện mọc bất thường, không theo đúng hướng. Thông thường, chúng sẽ mọc chìa ra ngoài gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và chức năng của răng.
3. Những ảnh hưởng khi răng cửa mọc lệch
Tuy việc răng cửa mọc lệch chỉ là một khuyết điểm nhỏ trên hàm răng và không gây ra hậu quả tức thời về sức khỏe. Thế nhưng lâu dài, nếu tình trạng này không được cải thiện sẽ dẫn tới rất nhiều hậu quả nghiêm trọng:
– Ảnh hưởng lớn tới tính thẩm mỹ của toàn gương mặt: Người ta thường nói đôi khi nụ cười chính là vũ khí đặc biệt để tạo ra sự thân thiện. Thế nhưng thật không đẹp mắt chút nào nếu sự thân thiện ấy lại xuất hiện với hàm răng không đồng đều và đặc biệt là 2 chiếc răng cửa mọc lệch ở vị trí trung tâm. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới việc duy trì các mối quan hệ cũng như làm giảm đi sự tự tin của bản thân.
– Răng cửa mọc lệch sẽ là nguyên nhân dẫn tới khớp cắn bị sai lệch. Cùng với đó, chức năng ăn nhai cũng sẽ không được thực hiện tốt gây ảnh hưởng tới chất lượng sống.
– Răng cửa mọc lệch có thể không gây ra những hậu quả bệnh lý ngay lập tức. Nhưng nếu lâu ngày, tình trạng này không được khắc phục sẽ kéo theo những vấn đề như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, …
4. Các cách điều trị tình trạng răng cửa mọc lệch
Đến gặp bác sĩ để được kiểm tra tình trạng răng mọc lệch và tư vấn điều trị
Trong điều trị nha khoa, nguyên tắc hàng đầu chính là sự bảo tồn. Do đó, nếu không trong tình huống bắt buộc, các bác sĩ sẽ không tiến hành nhổ bỏ một chiếc răng vẫn đang khỏe mạnh. Thay vào đó, ta có thể khắc phục việc răng cửa mọc lệch dựa trên 2 phương pháp sau:
4.1 Niềng răng
Tìm hiểu thêm: Nhiệt miệng thiếu vitamin gì và cách bổ sung hiệu quả
Niềng răng đảm bảo tiêu chí an toàn và hiệu quả với những trường hợp răng mọc lệch
Khi răng cửa bị lệch lạc quá mức thì niềng răng chính là giải pháp tối ưu giúp phục hình nha khoa. Phương pháp này đảm bảo đủ 2 tiêu chí an toàn và hiệu quả. Sử dụng hệ thống mắc cài cùng dây cung một cách linh hoạt, niềng răng sẽ giúp điều chỉnh các răng mọc lệch một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, với những đối tượng có yêu cầu cao hơn về tính thẩm mỹ có thể áp dụng niềng răng trong suốt. Hệ thống khay niềng tiên tiến, hiện đại sẽ giúp quá trình niềng linh hoạt, căn chỉnh phù hợp và đặc biệt là không lo vấn đề lộ niềng.
Tùy thuộc vào mức độ lệch lạc của răng mà thời gian đeo niềng cũng sẽ có sự thay đổi. Trung bình, để đạt được hiệu quả ưng ý, thời gian niềng sẽ kéo dài từ 1 – 2 năm. Quá trình đeo niềng có thể gây một số bất tiện, trở ngại trong cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, người đeo có thể dần thích ứng và không còn cảm thấy khó chịu. Một ưu điểm nổi bật nữa của niềng răng chính là không xâm lấn. Đây là phương pháp chỉ tác động lực cơ học lên răng và dịch chuyển răng về dúng vị trí.
4.2 Bọc răng sứ
Bên cạnh niềng răng, bọc răng sứ cũng là phương pháp chỉnh nha được nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng răng mọc lệch. Những vấn đề như răng cửa mọc lệch, răng hô, răng quá dài, … bọc răng sứ đều có thể khắc phục một cách hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Các gói tầm soát ung thư tại Bệnh viện Thu Cúc
Sau khi bọc sứ, tình trạng mọc lệch của răng cửa được cải thiện đáng kể
Khi bọc răng sứ, ta có thể nhận thấy tình trạng mọc lệch của răng cửa được cải thiện đáng kể. Đồng thời, phương pháp này cũng giúp rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí và tránh được tình huống phải nhổ bỏ răng.
Để thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiếng hành mài bớt răng mọc lệch. Việc mài đi bao nhiêu răng còn tùy vào tình trạng mọc lệch cụ thể. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ luôn ưu tiên mài ít răng nhẩ có thể để tránh tổn hại răng thật. Sau đó, răng sẽ được bọc lại bằng mão sứ. Phần mão sứ này sẽ giúp phục hình răng. Cụ thể răng sẽ được điều chỉnh về kích thước, hình dáng sao cho phù hợp. Từ đó, tình trạng răng cửa mọc lệch sẽ được khắc phục triệt để. răng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ, khả năng ăn nhai và cả tuổi thọ.
Vừa rồi, chúng ta đã tìm hiểu về răng cửa mọc lệch cũng như 2 phương pháp khắc phục. Hy vọng bài biết sẽ có ích và giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp khi cần thiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.