Hầu hết chúng ta đều bị rối loạn giấc ngủ ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Tình trạng này có thể chỉ là những bất thường do thay đổi thói quen sinh hoạt nhưng cũng có thể là hậu quả do căng thẳng, bệnh lý, bạn nên chủ động thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân rối loạn giấc ngủ thường gặp là gì và có những phương pháp hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ và phương pháp cải thiện
1. Rối loạn giấc ngủ là gì?
Rối loạn giấc ngủ là một thuật ngữ để chỉ các tình trạng bất thường làm thay đổi giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cả chất lượng cuộc sống, công việc của người bệnh.
Có rất nhiều loại rối loạn giấc ngủ khác nhau, được phân chia dựa trên nguyên nhân, triệu chứng, khả năng tác động và một số tiêu chí khác, phổ biến bao gồm:
– Mất ngủ: Là tình trạng người bệnh khó đi vào giấc ngủ, bị tỉnh giấc giữa đêm và không thể ngủ trở lại.
– Ngưng thở khi ngủ: Là sự thay đổi bất thường của nhịp thở trong khi ngủ. Người bệnh có thể ngừng thở hoặc thở rất yếu trong 10 – 30 giây và có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình ngủ.
– Chứng ủ rũ: Đây là tình trạng người bệnh có cảm giác cực kỳ buồn ngủ vào ban ngày, thậm chí có thể thiếp đi bất cứ lúc nào không biết, có thể xảy ra ngay khi người bệnh đang nói chuyện, làm việc hoặc đang ăn.
– Hội chứng chân không yên: Là một loại rối loạn chuyển động khi ngủ với đặc trưng là cảm giác khó chịu, bồn chồn và thôi thúc người bệnh đứng lên di chuyển khi đang cố gắng ngủ.
– Rối loạn giấc ngủ gây ra các cử động và hành vi bất thường trong khi ngủ, bao gồm mộng du, nói mơ, ác mộng, đái dầm, nghiến răng khi ngủ và nhiều tình trạng khác.
2. Triệu chứng của rối loạn giấc ngủ
Các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ thường rất đa dạng, tùy thuộc vào loại rối loạn giấc ngủ, nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ và mức độ nghiêm trọng của bệnh gây ra. Tuy nhiên, đa phần những rối loạn liên quan đến giấc ngủ sẽ có những triệu chứng như:
– Khó đi vào giấc ngủ
– Mệt mỏi vào ban ngày
– Cảm giác thôi thúc buồn ngủ vào ban ngày
– Hay bị tỉnh giấc vào ban đêm
– Bị ngưng thở trong khi ngủ
– Có hành vi bất thường trong quá trình ngủ
– Trầm cảm, cáu kỉnh và hay lo lắng
Những triệu chứng này đôi khi lại là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn khác khó nhận biết. Chính vì thế, người bệnh cần thăm khám tại các chuyên khoa để được chẩn đoán và xác định rõ bệnh đang mắc phải.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây đau lưng mỏi gối
3. Có những nguyên nhân rối loạn giấc ngủ nào?
3.1 Do dị ứng hoặc vấn đề về hô hấp
Dị ứng, cảm lạnh hoặc gặp vấn đề khiến hô hấp trở nên khó khăn vào ban đêm dễ làm bạn mất ngủ, đây cũng là một trong những vấn đề thường gặp nhất, đặc biệt là ở những người bị dị ứng thời tiết là những đối tượng có tỷ lệ bị rối loạn giấc ngủ cao.
3.2 Tiểu đêm
Tiểu đêm nhiều lần làm gián đoạn giấc ngủ của bạn và làm thức giấc vào ban đêm. Mất cân bằng nội tiết hay các bệnh về đường tiết niệu cũng góp phần làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.
3.3 Đau mạn tính – Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ do cảm giác khó chịu
Các cơn đau mạn tính có thể làm bạn khó đi vào giấc ngủ hơn. Thậm chí trong một vài trường hợp, bạn còn bị tỉnh giấc giữa chừng do quá đau hoặc quá khó chịu. Một số nguyên nhân phổ biến của cơn đau xuất phát do:
– Viêm khớp
– Đau cơ xơ hóa
– Viêm ruột
– Nhức đầu dai dẳng
– Đau lưng dưới mạn tính
3.4 Lối sống không lành mạnh
Một số người có lịch trình ngủ không đều đặn, bao gồm những người thường xuyên làm việc vào ban đêm hay di chuyển qua nhiều múi giờ khác nhau có nhiều nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ hơn người bình thường.
Ngoài ra, người thường xuyên tiêu thụ nhiều cà phê, ít tập thể dục, hay bị căng thẳng và hút nhiều thuốc lá cũng là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ phổ biến. Tuổi tác cũng là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ, các vấn đề liên quan về giấc ngủ có xu hướng trở nên thường xuyên hơn khi tuổi tác càng cao.
4. Phương pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ
Đa phần các nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ đều xuất phát từ lối sống sinh hoạt. Chính vì vậy, thay đổi lối sống lành mạnh là phương pháp hiệu quả giúp người bệnh cải thiện sức khỏe và phòng ngừa rối loạn giấc ngủ tốt nhất.
4.1 Tạo môi trường ngủ giúp giải quyết nguyên nhân rối loạn giấc ngủ
Đảm bảo phòng ngủ luôn mát mẻ, yên tĩnh và không quá sáng. Trường hợp phòng bạn quá ồn, hãy sử dụng nút bịt tai để ngủ, còn nếu quá sáng, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm mặt nạ ngủ hoặc rèm cản ánh sáng để dễ ngủ hơn.
4.2 Suy nghĩ tích cực
Luôn đảm bảo cảm giác thoải mái khi đi ngủ, tránh những suy nghĩ tiêu cực hoặc quá lo lắng về một vấn đề nào đó của ngày hôm sau. Cố gắng giải tỏa tâm trí trước khi ngủ bằng cách lập danh sách việc cần làm vào buổi chiều tối.
4.3 Không làm việc trên giường ngủ
Không nên xem tivi, điện thoại hay sử dụng máy vi tính trong phòng ngủ. Hãy tạo thói quen cho bản thân khi đã lên giường là đi ngủ và kiên trì thực hiện để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
4.4 Tránh ngủ trưa quá lâu
Rất nhiều người có thói quen ngủ trưa nhiều, nhưng tốt nhất bạn nên giới hạn giấc ngủ trưa khoảng 30 phút, không nên ngủ quá nhiều và không nên ngủ sau 3 giờ chiều.
4.5 Tránh dùng các chất kích thích
Tránh uống cà phê, soda, cacao, chocolate, rượu hay hút thuốc lá ít nhất 5 tiếng trước khi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn quá no trước khi ngủ. Nếu cảm thấy đói, nên ăn các loại đồ ăn nhẹ như sữa chua, bánh quy nhẹ sẽ giúp bạn dễ ngủ mà không bị đi ngủ.
4.6 Luyện tập thể dục thể thao
Việc này sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe tổng thể và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, bạn nên tập thể dục từ sớm và tránh tập quá gần giờ ngủ khoảng 4 tiếng đồng hồ để tránh bị khó ngủ.
>>>>>Xem thêm: Đau đầu mạn tính hàng ngày nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Trên đây là những thông tin giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân rối loạn giấc ngủ cũng như các phương pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Các kiến thức này chỉ mang tính tham khảo, không thể thay thế cho những chẩn đoán và điều trị chuyên môn. Vì vậy, hãy chủ động thăm khám ngay tại các chuyên khoa thần kinh uy tín khi có các dấu hiệu của bệnh để được xác định nguyên nhân rõ ràng và có hướng điều trị hiệu quả.