Nguyên nhân sưng đau mí mắt trên và cách điều trị

Bạn từng trải qua cảm giác mí mắt trên sưng, đau khiến việc nhìn xung quanh trở nên khó khăn? Sưng đau mí mắt trên không chỉ gây phiền toái trong sinh hoạt thường nhật mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe cần được chú ý. Trong bài viết này, cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này và các phương pháp hiệu quả bạn có thể sử dụng để giảm khó chịu và bảo vệ đôi mắt của mình, bạn nhé!

Bạn đang đọc: Nguyên nhân sưng đau mí mắt trên và cách điều trị

1. Nguyên nhân của tình trạng sưng, đau mí mắt trên

Sưng đau mí mắt trên có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi nguyên nhân lại có những đặc điểm và cơ chế gây ra tình trạng này riêng biệt.

1.1. Sưng đau mí mắt trên do viêm bờ mi (Blepharitis)

Viêm bờ mi là tình trạng viêm xảy ra ở bờ của mí mắt, nơi có sự hiện diện của nang lông và tuyến bã nhờn. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là sự tăng sinh của vi khuẩn tự nhiên trên da, gàu hoặc tình trạng rối loạn chức năng của tuyến bã nhờn. Ngoài sưng, đau mí mắt trên, viêm bờ mi còn có các triệu chứng khác, như cộm mắt đi kèm dịch, mủ ở nang lông.

1.2. Sưng đau mí mắt trên do dị ứng

Dị ứng xảy ra khi cơ thể phản ứng với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, mỹ phẩm hoặc các chất bảo quản trong thuốc nhỏ mắt. Khi đó, cơ thể sản xuất histamine và các chất trung gian viêm khác như một phản ứng miễn dịch. Khi dị ứng, mí mắt sẽ sưng, đỏ, ngứa, đi kèm chảy nước mắt, tiết dịch mắt…

Nguyên nhân sưng đau mí mắt trên và cách điều trị

Phấn hoa là một dị nguyên gây dị ứng phổ biến.

1.3. Chấn thương hoặc tổn thương

Các tác động vật lý có thể làm tổn thương mô mềm, gây viêm, sưng, đau mí mắt trên. Ngoài sưng, đau, mí mắt trên chấn thương còn có thể bầm tím tùy mức độ tổn thương.

1.4. Bệnh lý về da như Eczema hoặc Psoriasis

Eczema hoặc Psoriasis là các rối loạn tự miễn, trong đó hệ miễn dịch tấn công các tế bào da lành mạnh của cơ thể. Các rối loạn tự miễn này có thể ảnh hưởng đến mí mắt trên, gây viêm, sưng, đau mí mắt trên và gây khô, nứt nẻ, bong tróc, ngứa các vùng da bị ảnh hưởng.

1.5. Rối loạn tuyến lệ

Các rối loạn tuyến lệ như viêm tuyến lệ cũng có thể gây sưng, đau mí mắt trên, do khi viêm, tuyến lệ tắc nghẽn, gây tích tụ chất lỏng. Biểu hiện của viêm tuyến lệ là sưng, đau khi chạm xung quanh vùng tuyến lệ, có thể có mủ nếu có nhiễm trùng.

1.6. Các bệnh tự miễn như bệnh tuyến giáp và viêm khớp dạng thấp

Các bệnh tự miễn gây viêm nhiều bộ phận trong cơ thể. Mí mắt trên có thể sưng, đau do các bệnh tự miễn như một phần của tình trạng viêm và phù nề toàn thân. Tùy bệnh tự miễn cụ thể, tình trạng sưng, đau mí mắt trên có thể đi kèm sưng, đau, cứng khớp vào buổi sáng hoặc sưng, đau một phần của mặt.

Hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng đi kèm có thể giúp bạn xác định phương pháp điều trị phù hợp. Để biết nguyên nhân khiến bản thân sưng, đau mí mắt trên, đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất thăm khám.

2. Điều trị tình trạng sưng, đau mí mắt trên

Điều trị tình trạng sưng đau mí mắt trên phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra tình trạng. Dưới đây là một số phương pháp điều trị tình trạng sưng, đau mí mắt trên phổ biến phân loại theo các nguyên nhân khác nhau:

– Sưng, đau mí mắt trên do viêm bờ mi: Đối với sưng, đau mí mắt trên do viêm bờ mi, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh dạng nhỏ hoặc dạng bôi. Người bệnh cần rửa sạch mí mắt trên bằng nước sạch đồng thời sử dụng các dung dịch làm sạch đặc biệt để loại bỏ các chất tiết ra từ tuyến bã nhờn.

Tìm hiểu thêm: Cận nặng nguy hiểm như thế nào?

Nguyên nhân sưng đau mí mắt trên và cách điều trị

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh dạng nhỏ hoặc dạng bôi.

– Sưng, đau mí mắt trên do dị ứng: Người bệnh cần sử dụng thuốc chống histamin, thuốc này có thể giúp giảm sưng, ngứa do dị ứng. Để tối ưu hiệu quả điều trị, người bệnh cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, như phấn hoa hoặc mỹ phẩm.

– Sưng, đau mí mắt trên do chấn thương: Để giảm sưng, đau mí mắt trên do chấn thương, người bệnh có thể chườm lạnh vùng bị tổn thương. Nghỉ ngơi, tránh các hoạt động có thể làm tổn thương thêm mí mắt trên cũng rất cần thiết đối với người bệnh.

– Sưng, đau mí mắt trên do các bệnh lý về da: Người bệnh cần sử dụng thuốc kháng viêm corticosteroid dạng bôi hoặc các loại kem dưỡng ẩm đặc biệt cho da nhạy cảm để giảm tình trạng khô da. Lưu ý, điều trị các bệnh lý về da như eczema hoặc psoriasis cần có sự can thiệp của bác sĩ da liễu, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.

– Sưng, đau mí mắt trên do rối loạn tuyến lệ: Các thủ thuật thông tuyến lệ có thể cần thiết nếu tuyến lệ bị tắc nghẽn. Ngoài ra, một số thuốc nhỏ mắt cũng có thể được sử dụng để giảm viêm tuyến lệ, duy trì độ ẩm cho nhãn cầu, từ đó giảm sưng, đau mí mắt trên.

– Sưng, đau mí mắt trên do các bệnh lý tự miễn: Đối với tình trạng sưng, đau mí mắt trên do các bệnh lý tự miễn như bệnh tuyến giáp hoặc viêm khớp dạng thấp, điều trị có thể bao gồm việc sử dụng các thuốc chống viêm hoặc thuốc điều trị bệnh lý tự miễn. Để quản lý hiệu quả các bệnh lý tự miễn, người bệnh cần thăm khám định kỳ và điều chỉnh phác đồ điều trị theo lời khuyên của bác sĩ.

Trong mọi trường hợp, nếu tình trạng sưng, đau mí mắt trên không thuyên giảm hoặc đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng khác như mất thị lực hoặc sưng đau nghiêm trọng, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.

Nguyên nhân sưng đau mí mắt trên và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Chắp mắt trẻ em và những điều cần biết

Nếu tình trạng sưng, đau mí mắt trên không thuyên giảm, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.

Tình trạng sưng đau mí mắt trên có thể khá phổ biến nhưng không nên bị xem nhẹ. Hiểu rõ nguyên nhân và các phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp bạn nhanh chóng khôi phục sức khỏe đôi mắt, tránh được các biến chứng có thể xảy ra. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia y tế để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra an toàn và hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *