Nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ có thể khiến bạn bất ngờ

Nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm bởi tỷ lệ mắc căn bệnh này đang ngày càng nhiều. Đây là một trong những bệnh lý liên quan tới hệ xương khớp nên tác động không nhỏ tới sức khỏe người bệnh. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này cùng cách điều trị trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ có thể khiến bạn bất ngờ

1. Thoái hóa cột sống cổ là gì?

Thoái hóa cột sống cổ là một bệnh lý về xương khớp, dấu hiệu bắt đầu từ chính những tổn thương ở các diện đốt sống, đĩa đệm tới các bao dịch hoạt và dây chằng. Lâu ngày, tình trạng này sẽ làm thoái hoá các đốt sống dẫn đến gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ. Bệnh xuất hiện và tiến triển bởi tình trạng viêm và lắng đọng canxi tại các dây chằng quanh cột sống. Khi bị thoái hóa sẽ làm hẹp các lỗ liên hợp ở sau đốt sống, điều này sẽ làm các mạch máu và các dây thần kinh bị cản trở sự lưu thông. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ.

Nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ có thể khiến bạn bất ngờ

Tư thế ngồi sai cách là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ

Đến nay, nhiều kết quả thăm khám cho thấy tỷ lệ mắc căn bệnh này gặp cả ở nữ giới và nam giới với tỷ lệ ngang nhau. Và dần trở thành bệnh lý mãn tính rất phổ biến. Và đặc biệt, người bệnh hay bị thoái hóa cột sống cổ ở đoạn C5 – C6 – C7.

2. Nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ

2.1. Tuổi tác chính là một nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ

Từ độ tuổi 40 đến 50, quá trình lão hoá tự nhiên bắt đầu diễn ra trong cơ thể. Do đó, ở độ tuổi này, các đốt sống cổ cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, gây nên tình trạng thoái hoá. Hiện nay, do đặc thù công việc mà tình trạng này đang dần trẻ hoá ở nhóm người trẻ tuổi.

2.2. Nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ do các yếu tố khác

Ngoài việc thoái hóa do tuổi tác, căn bệnh này có nguy cơ xảy ra do các yếu tố khác như:

– Di truyền từ người thân trong gia đình về các bệnh lý xương khớp

– Chế độ sinh hoạt, lối sống thiếu khoa học, lười vận động, lạm dụng các chất kích thích.

– Ngủ sai tư thế, làm việc sai tư thế: Đây là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng đầu tiên gây thoái hoá đốt sống cổ. Việc kéo dài thời gian làm việc với một tư thế ngồi không chỉ ảnh hưởng tới cột sống cổ, mà còn ảnh hưởng làm biến đổi các mô xương, dây chằng và cơ, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa.

– Thiếu hụt các chất dinh dưỡng như: vitamin, canxi, magie, vitamin D

2.3. Các vấn đề bệnh lý gây thoái hoá cột sống cổ:

– Đĩa đệm bị mất nước

Bạn có thể chưa biết, đĩa đệm chính là miếng lót nằm giữa các đốt sống. Chúng giúp giảm xóc và duy trì sự đàn hồi của các đốt sống trong cơ thể, giúp cột sống hoạt động linh hoạt, dẻo dai hơn. Bình thường tại đây chứa đến 80% là nước nhưng vì quá trình lão hóa có thể khiến chúng dần mất nước và khô. Điều này khiến cơn đau ở vùng cổ xuất hiện nhiều hơn.

Tìm hiểu thêm: Bệnh xương khớp tập trung giải đáp những thắc mắc

Nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ có thể khiến bạn bất ngờ

Nhân viên văn phòng là đối tượng dễ mắc bệnh thoái hoá đốt sống cổ

– Gai xương

Gai xương hình thành khi các khớp tổn thương nhằm củng cố cho xương chắc khỏe. Thế nhưng, khi thực hiện chức năng của mình, một phần xương thừa có thể chèn ép lên các dây thần kinh, cơ và tủy sống khiến bệnh nhân bị đau nhức.

– Xơ hoá dây chằng

Thời gian sẽ khiến dây chằng bị lão hoá, xơ hoá và mất sự dẻo dai như ban đầu.

– Do tai nạn, chấn thương

Những chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông khiến phần sụn đầu đốt sống bị ảnh hưởng và dễ bị thoái hóa hơn.

3. Điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ bằng cách nào?

Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng với các dấu hiệu của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị riêng cho từng bệnh nhân. Với mục đích chính là giúp bệnh nhân giảm tối đa các cơn đau xuất hiện, giúp duy trì các hoạt động thông thường và ngăn những tổn thương xuất hiện ảnh hưởng tới tủy sống và dây thần kinh.

3.1. Phương pháp nội khoa

– Sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID): tuỳ vào tình trạng sức khoẻ mà lựa chọn nhóm thuốc giảm đau phù hợp.

– Người bệnh có thể sử dụng thêm các loại Corticosteroid theo chỉ định của bác sĩ.

– Sử dụng các thuốc giãn cơ, từ đó giúp người bệnh giảm đau khi có sự co cơ

– Để giảm các cơn đau dây thần kinh bị tổn thương có thể dùng một số loại thuốc điều trị động kinh theo chỉ định của bác sĩ.

– Thuốc chống trầm cảm cũng có thể giúp bạn giảm các cơn đau cổ do thoái hóa đốt sống cổ.

3.2. Phương pháp vật lý trị liệu

Hiện nay, rất nhiều người tìm đến cái bài tập để tăng cường cũng như kéo dài sức cơ ở cổ và vai. Đặc biệt, các phương kéo dãn, hay xoa bóp, điện phân dẫn thuốc sẽ giúp làm giảm các triệu chứng đau đáng kể.

Nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ có thể khiến bạn bất ngờ

>>>>>Xem thêm: Điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả ở Bệnh Viện Thu Cúc

Châm cứu là một trong các phương pháp điều trị cho bệnh nhân thoái hoá đốt sống cổ

3.3. Phương pháp phẫu thuật

Một số phương pháp phẫu thuật mà người bệnh có thể tham khảo đó là:

– Phẫu thuật bỏ một đĩa đệm thoát vị hoặc xương.
– Phẫu thuật  để loại bỏ một phần của đốt sống bị tổn thương
– Phẫu thuật để hợp nhất một phần của cổ bằng cách ghép xương và phần cứng.

3. Phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống cổ

Yếu tố nghề nghiệp là một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh này, vì vậy để bản thân không mắc phải căn bệnh trên, hãy lưu ngay một số cách phòng ngừa dưới đây để hạn chế nguy cơ mắc bệnh nhé:

– Thường xuyên xoa bóp trực tiếp lên vùng cổ, không nên gắng sức trong công việc. Chúng ta cần sắp xếp thời gian hợp lý giữa làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế tối đa những tác nhân tác động tới các đốt sống cổ.

– Đặc biệt, với những người làm văn phòng phải ngồi nhiều và tiếp xúc nhiều với máy tính cần tạo thói quen bảo vệ sức khỏe cho chính mình ngay tại nơi làm việc. Chúng ta có thể thực hiện những động tác nhẹ nhàng, đơn giản, hay thậm chí là thay đổi tư ngồi trong ngày, tránh ngồi quá lâu một tư thế.

– Hãy lựa chọn cho bản thân chiếc ghế làm việc phù hợp, đặc biệt nên giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc.  Không chỉ thế, nên sử dụng màn hình máy tính tối thiểu từ 17 inch trở lên, điều này sẽ giúp bạn không bị căng và mỏi. Không để màn hình quá cao hoặc quá thấp so với tầm nhìn. Và khi làm việc hãy luôn giữ 2 vai ngang bằng nhau và nên điều chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay song song với mặt sàn.

– Khi ngủ không nên nằm nguyên một tư thế, tránh nằm quá cao hay nằm một tư thế sẽ gây vẹo cổ. Bởi khi nằm sấp nhiều, sai tư thế sẽ dễ gây nên chứng thoái hoá, và đặc biệt không nên gối quá cao.

– Khi xuất hiện nhiều cơn đau lan xuống các cánh tay, cảm giác bị yếu tứ chi, tuyệt đối nên nên nắn hay vặn mạnh, bởi như vậy sẽ dễ gây tổn thương trong mạch.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân gây thoái hoá cột sống cổ. Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ biết cách phòng ngừa hiệu quả và đi khám kịp thời nếu mắc căn bệnh này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *