Táo bón, tiêu chảy, nôn trớ…là những biểu hiện rất hay gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Nhiều cha mẹ không biết nguyên nhân trẻ rối loạn tiêu hóa là do đâu nên dẫn tới việc điều trị không hiệu quả. Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển cả về thể chất lần trí tuệ của trẻ.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân trẻ rối loạn tiêu hóa
1. Hệ tiêu hóa trẻ còn non nớt
Hệ tiêu hóa của trẻ non yếu nên rất dễ bị các yếu tố bên ngoài môi trường sống ảnh hưởng. Đây là nguyên nhân đầu tiên gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Khi mới chào đời, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu nên đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Đối với trẻ không được bú sữa mẹ đều đặn thường có nguy cơ mắc rối loạn tiêu hóa cao.
2. Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài
Việc cho trẻ dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Các loại thuốc kháng sinh khi đi vào cơ thể không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt các vi khuẩn có lợi. Điều này ảnh hưởng tới hệ vi sinh đường ruột của bé, gây chứng táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân sống…Hậu quả của tình trạng này là gây viêm đại tràng mạn tính, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa kéo dài…
Lời khuyên cho các mẹ là ngay từ khi mang thai cần tiêm phòng đầu đủ hoặc tiêm phòng cho bé khi vừa chào đời để tăng sức đề kháng. Trường hợp trẻ phải dùng thuốc kháng sinh chữa bệnh thì cha mẹ cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý dùng thuốc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của trẻ.
3. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Nguyên nhân trẻ rối loạn tiêu hóa còn do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, giàu đạm, đường, chất béo… nhưng lại ít chất xơ, vitamin, chất khoáng… Trẻ biếng ăn, không hấp thu được các chất dinh dưỡng dễ gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân loét dạ dày và cách phòng bệnh hiệu quả
Bên cạnh đó, khi thức ăn của trẻ không đảm bảo an toàn vệ sinh, bị nhiễm khuẩn hay thành phần thức ăn không phù hợp với lứa tuổi, sẽ khiến trẻ có thể bị tiêu chảy, nôn, ói, đau bụng…Nếu không tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
4. Trạng thái tâm lý
Khi ăn, trẻ thường bị quát mắng, quấy khóc, lo sợ…sẽ ảnh hưởng tới chất lượng bữa ăn. Đây cũng là nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa mà ít cha mẹ để ý tới. Vì thế trong bữa ăn, cha mẹ nên tạo tâm lý thoải mái, vui trẻ, không cáu gắt hay quát nạt bắt trẻ ăn…để trẻ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh
Trong môi trường sống chứa nhiều vi khuẩn có thể gây mầm bệnh cho trẻ. Chúng có thể tồn tại ở mọi thứ xung quanh môi trường như việc tiếp xúc với đồ chơi bẩn, tay bẩn, thú vật, đi vệ sinh không rửa tay…Chính vì thế, cha mẹ cần tạo cho trẻ thói quen vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, chú ý tránh để trẻ nghịch bẩn và cho tay vào miệng, vệ sinh đồ chơi cho trẻ hàng ngày…Có như vậy mới hạn chế được vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
>>>>>Xem thêm: Trào ngược dạ dày thực quản: Nhận biết và cách chữa trị
Căn cứ vào những nguyên nhân trẻ rối loạn tiêu hóa vừa kể trên các bậc cha mẹ có thể tự rút ra cho mình cách chăm sóc và bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bị bệnh. Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, cha mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế chuyên môn để được bác sĩ tư vấn và thăm khám, điều trị kịp thời.