Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh viêm dây thần kinh số 7

Viêm dây thần kinh số 7 là một bệnh lý gây khó khăn cho người bệnh cả về giao tiếp, vận động và thẩm mỹ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách nhận biết căn bệnh qua bài viết dưới đây. 

Bạn đang đọc: Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh viêm dây thần kinh số 7

1. Dây thần kinh số 7 là gi?

Để biết viêm dây thần kinh số 7 là gì, trước hết hãy cùng tìm hiểu về dây thần kinh số 7. Dây thần kinh số 7 hay dây thần kinh ngoại biên số 7 là một trong 12 đôi dây thần kinh sọ. Dây này được chia làm ba đoạn, lần lượt nằm ở sọ, xương đá và ngoài xương đá, có chức năng điều khiển vận động, cảm giác, vị giác, phản xạ và thực vật.

Viêm dây thần kinh số 7 (tên khoa học Bell’s Palsy) là tình trạng dây thần kinh này bị tổn thương, sưng viêm hoặc bị chèn ép. 

Bệnh xảy ra ở mọi đối tượng nhưng đặc biệt dễ gặp ở những người có thể trạng yếu, phụ nữ có thai, cơ thể suy nhược, miễn dịch kém,  ít tập thể dục, hay cảm cúm…

Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh viêm dây thần kinh số 7

Do nhiều nguyên nhân mà dây thần kinh số 7 có thể bị sưng, chèn ép,…

2. Triệu chứng viêm dây thần kinh ngoại biên thứ 7

Triệu chứng của bệnh biểu hiện đa dạng nhưng nặng nề nhất ở các vị trí tai, mắt, miệng, cụ thể là: 

– Liệt mặt: Tình trạng cơ trên mặt bị cứng, tê và mất khả năng co giãn do dây thần kinh số 7 bị chèn ép và viêm sưng. Liệt mặt làm biến dạng khuôn mặt, gây khó khăn trong việc ăn uống, cười nói, khiến bệnh nhân khó biểu đạt cảm xúc vui buồn. Không chỉ vậy, liệt mặt còn gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ.

– Méo miệng: Hiện tượng méo miệng cũng là triệu chứng thường gặp ở các bệnh nhân bị tổn thương dây thần kinh số 7. Nhiều người bị kéo lệch cả nhân trung, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp. Họ phát âm không tròn vành, rõ chữ, thậm chí cảm thấy đau khi cử động miệng. Điều này khiến người bệnh dễ tự ti và mặc cảm.

3. Nguyên nhân gây viêm dây thần kinh số 7

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm, sưng dây thần kinh số 7 nhưng phổ biến nhất là:

3.1 Nhiễm lạnh đột ngột

Do vị trí của mình nên dây thần kinh số 7 dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh hoặc gió đột ngột, nhất là dây thần kinh ở xương đá. Khi bị nhiễm lạnh, đoạn dây này sẽ bị mạch máu chèn ép gây ra tình trạng tê liệt.

3.2 Virus Zona

Những vết mụn xuất hiện ở tai trong giai đoạn đầu của bệnh Zona có thể gây đau dây thần kinh số 7.

3.3 Chấn thương hoặc phẫu thuật

Các chấn thương hoặc sau phẫu thuật ở vùng tai có thể  là một trong những nguyên nhân khiến dây thần kinh số 7 bị sưng, viêm, tê liệt.

3.4 Nhiễm virus cúm

Sự xâm nhập và tấn công của một vài loại virus cảm cúm cũng có thể khiến cho dây thần kinh số 7 bị sưng, phù, gây đau nhức hoặc bị liệt.

Ngoài ra, dây thần kinh số 7 bị viêm còn do một số nguyên nhân khác như:

– U dây thần kinh số bệnh

– Ung thư vòm họng

– Đái tháo đường

– Tụ máu nền sọ

4. Viêm dây thần kinh 7 có nguy hiểm không?

Tình trạng viêm ở dây thần kinh số 7 thường không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Thông thường, bệnh sẽ tự động khỏi sau 2 – 3 tháng. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận có thể gây ra biến chứng khá nặng nề như co cứng mặt, viêm giác mạc,… Điều này gây ảnh hưởng lớn đến diện mạo và sinh hoạt của bệnh nhân.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu sa sút trí tuệ và biện pháp phòng ngừa

Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh viêm dây thần kinh số 7

Tổn thương ở dây thần kinh số 7 có thể gây co cứng cơ, liệt mặt, ảnh hưởng đến giác mạc.

5. Điều trị và phòng ngừa tổn thương ở dây thần kinh số 7

5.1 Điều trị viêm dây thần kinh số 7

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và mức độ ảnh hưởng của bệnh mà phương thức điều trị ở mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau. Các phương pháp điều trị chủ yếu là:

– Điều trị nội khoa và châm cứu

Phương pháp này thường dành cho các bệnh nhân có biểu hiện viêm ở mức độ nhẹ hoặc trung bình hoặc nguyên nhân viêm do lạnh, do virus,… Các loại thuốc có thể dùng để điều trị viêm dây thần kinh ngoại biên thứ 7 gồm thuốc corticoid, thuốc kháng virus, kháng sinh… Một số trường hợp viêm do lạnh chỉ cần điều trị các loại thảo dược cũng có cải thiện.

– Điều trị ngoại khoa

Thường dành cho các trường hợp nặng, khẩn cấp có nguy cơ gây liệt mặt như như xuất huyết não, nhồi máu não, u não…

Dù điều trị theo phương pháp nào thì bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ và tuân thủ phác đồ điều trị để đạt được hiêu quả tối ưu. Tuyệt đối không tự ý điều trị để tránh chữa sai cách dẫn đến không hiệu quả và những tác dụng phụ không mong muốn.

5.2 Phòng tránh bệnh viêm dây thần kinh số 7

Viêm dây thần kinh 7 hoàn toàn có thể ngăn chặn bằng những biện pháp sau:

– Giữ ấm cơ thể, đặc biệt trong những ngày lạnh, tránh gió

– Chăm sóc tốt sau chấn thương hoặc phẫu thuật

– Điều trị dứt điểm bệnh zona thần kinh hoặc cảm cúm để hạn chế ảnh hưởng lên dây thần kinh số 7 

– Các bệnh nhân đái tháo đường cần đi khám định kỳ để kiểm tra mức độ kiểm soát đường huyết

Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh viêm dây thần kinh số 7

>>>>>Xem thêm: Đau dây thần kinh tọa: Những điều cần biết

Viêm dây thần kinh 7 hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách thay đổi lối sống và điều trị hiệu quả các bệnh lý nguy cơ.

Nếu đã từng bị bệnh này thì các biện pháp trên cũng rất có hiệu quả trong việc phòng ngừa tái phát và hạn chế những tác động xấu của bệnh đến sức khỏe trong tương lai. 

Tóm lại, viêm dây thần kinh số 7 là căn bệnh không quá nguy hiểm những cũng không thể chủ quan trong việc phát hiện, điều trị và phòng ngừa. Ngay khi có những dấu hiệu của bệnh, bạn cần khám chuyên khoa Nội thần kinh để được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *