Nguyên nhân, triệu chứng của ung thư gan và cách phòng bệnh

Ung thư gan là một bệnh lý nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Đây cũng là căn bệnh ung thư phổ biến ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân có thể tăng lên đáng kể. Cùng tìm hiểu những thông tin cụ thể về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân, triệu chứng của ung thư gan và cách phòng bệnh

1. Tổng quan những điều cần biết về bệnh ung thư gan

1.1. Bệnh ung thư gan là gì?

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, nằm ở phía dưới lồng ngực, bên phải của ổ bụng. Gan đóng vai trò quan trọng trong cơ thể như đào thải chất độc, tiết ra dịch mật, dự trữ các chất dinh dưỡng và chuyển hóa chất cơ bản cho cơ thể.

Ung thư gan là tình trạng tăng trưởng bất thường, không kiểm soát của những tế bào ung thư tại gan. Hiện bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa và gây ảnh hưởng tới tính mạng của người mắc bệnh nếu không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Căn bệnh này được chia làm 2 loại chính đó là:

Ung thư gan nguyên phát.

Ung thư gan thứ phát.

Nguyên nhân, triệu chứng của ung thư gan và cách phòng bệnh

U gan ác tính tình trạng tăng trưởng bất thường, không kiểm soát của những tế bào ung thư tại gan.

1.2. Nguyên nhân dẫn tới nguy cơ mắc bệnh ung thư gan

Bệnh lý ung thư này có thể bắt nguồn từ tình trạng bệnh lý của cơ thể hoặc do hóa chất gây nên gồm:

– Xơ gan:  Xơ gan là một tình trạng mà gan bị tổn thương và sẹo. Khi mô sẹo phát triển, gan sẽ cố gắng tự liền sẹo bằng cách tạo ra các tế bào mới. Càng nhiều tế bào mới được tạo ra, nguy cơ đột biến càng lớn, tạo nên các khối u khiến gan mất dần chức năng hoạt động

– Viêm gan B hoặc C: Đây là những bệnh truyền nhiễm do virus gây ra.

– Rượu bia: Lượng cồn vượt quá mức, các tế bào gan quá tải có thể gây tổn thương gan và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư này.

Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở gan:

– Giới tính, tuổi tác: Nam giới có nguy cơ mắc ung thư ở gan cao hơn so với nữ giới. Cùng với đó, nguy cơ mắc bệnh cũng tăng dần theo độ tuổi.

– Tiền sử gia đình: Người thân trong gia đình đã từng bị ung thư thì nguy cơ mắc bệnh cũng tăng cao hơn.

– Tiểu đường, béo phì, tăng cholesterol hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

1.3. Ung thư gan có thể nhận biết qua những triệu chứng nào?

– Vàng da, vàng mắt: Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lý này và lộ rõ hơn khi người bệnh tiếp xúc với ánh nắng. Tình trạng này thường đi kèm với dấu hiệu là nước tiểu sẫm màu và phân màu bạc.

– Ngứa: Tình trạng này thường đi kèm với vàng da nhưng cũng có thể xuất hiện trước, mức độ ngừa sẽ tăng dần về đêm và không đáp ứng thuốc điều trị da liễu.

– Giảm cân không rõ nguyên nhân: Có khoảng 30 – 50% người bệnh sút cân từ thời điểm chẩn đoán là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư này. Nguyên do là bởi từ sự rối loạn tiêu hóa bắt nguồn từ chán ăn, ăn không tiêu do không có dịch mật bài tiết xuống ruột.

– Đau bụng: Người bệnh có biểu hiện đau bụng vùng gan, giai đoạn sớm thường đau khá mơ hồ và không rõ.

– Tụ dịch trong bụng: Là một triệu chứng do khối u gan gây ra, triệu chứng tụ dịch trong bụng có thể gây đau, khó thở và khó chịu.

Tìm hiểu thêm: Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?

Nguyên nhân, triệu chứng của ung thư gan và cách phòng bệnh

Những triệu chứng có thể là dấu hiệu để nhận biết sớm bệnh lý ung thư này,

1.4. Biến chứng bệnh có thể xảy ra nếu không điều trị sớm

Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh lý này có thể kể đến như:

– Xuất huyết: Là một biến chứng nghiêm trọng xảy ra do khối u gan vỡ ra hoặc do các mạch máu bị tổn thương.

– Nhiễm trùng: Do hệ thống miễn dịch suy yếu do ung thư hoặc do khối u gan chèn ép tới các cơ quan khác.

– Suy gan: Tình trạng mà gan không thể thực hiện bình thường, có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, phù nề và tích tụ chất độc trong máu…

– Giãn tĩnh mạch thực quản: Khối u trong gan khiến máu khó lưu thông quá tĩnh mạch từ đó gây ra giãn tĩnh mạch.

– Tắc nghẽn ống dẫn mật: Khối u gan có thể phát triển trong ống dẫn, làm tắc nghẽn ống mật gây ra các triệu chứng bệnh điển hình.

– Bệnh não gan: Chất độc tố mà gan không thể loại bỏ ra ngoài sẽ di chuyển dần lên não gây mất trí nhớ, lú lẫn và mất phương hướng cho người mắc bệnh.

2. Cách để phòng ngừa bệnh ung thư ở gan và các biến chứng nguy hiểm

2.1. Tiêm phòng viêm gan B

Cả trẻ nhỏ và người lớn đều nên tiêm vắc xin viêm gan B. Bởi tiêm phòng là một biện pháp an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa bệnh viêm gan B. Vắc-xin này có thể giúp bảo vệ bạn khỏi những biến chứng nghiêm trọng của bệnh, bao gồm xơ gan và ung thư gan.

2.2. Thay đổi chế độ sinh hoạt để phòng ngừa nguy cơ

– Hạn chế uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích.

– Duy trì cân nặng cơ thể phù hợp bằng cách tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

– Thiết lập chế độ ăn uống khoa học (giảm tinh bột, đồ chế biến sẵn, nhiều đường hoặc giàu mỡ…), tăng cường protein, ngũ cốc cho cơ thể.

2.3. Chủ động thực hiện sàng lọc sức khỏe hàng năm

Đây là một trong những việc quan trọng nhất để phòng tránh u gan ác tính. Điều này giúp phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong cơ thể và có thể điều trị ngay khi còn ở giai đoạn ban đầu. Nếu có nguy cơ cao mắc loại ung thư này, hãy thường xuyên kiểm tra gan và tiến hành các phương pháp thăm khám để theo dõi sức khỏe của gan.

Nguyên nhân, triệu chứng của ung thư gan và cách phòng bệnh

>>>>>Xem thêm: Chi phí lấy cao răng hiện nay và quy trình thực hiện

Phòng ngừa bệnh sớm giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh và can thiệp điều trị bệnh kịp thời

Ung thư gan là một căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, tỷ lệ sống sót của người mắc bệnh lý này có thể tăng lên đáng kể. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại và duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến gan, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào khác, hãy liên hệ tới Thu Cúc TCI để được tư vấn ngay!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *