Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm kết giác mạc

Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm kết giác mạc. Mặc dù căn bệnh này có thể điều trị được nhưng rất nhiều người đã chủ quan, khiến viêm kết giác mạc tiến triển nặng, thậm chí còn làm suy giảm thị lực. Do đó, mọi người cần phải nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để tìm ra cách điều trị phù hợp nhất.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm kết giác mạc

1. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm kết giác mạc là gì?

Đeo kính áp tròng không đúng và chăm sóc mắt không đúng cách là yếu tố hàng đầu gây ra bệnh viêm kết giác mạc. Do đó, nếu đeo kính áp tròng mà gặp bất cứ dấu hiệu nào như giảm thị lực, đau mắt đỏ, tiết dịch nhiều thì phải nhanh chóng tháo kính áp tròng. Ngoài ra, các bạn cũng phải kiêng sử dụng kính áp tròng cho đến khi các biểu hiện thuyên giảm và nhanh chóng đến gặp bác sĩ Nhãn khoa để được thăm khám, tư vấn cách điều trị phù hợp.

Một số nguyên nhân khác gây ra viêm kết giác mạc là:

– Đã từng phẫu thuật hoặc bị chấn thương ở mắt.

– Do vi khuẩn Pseudomonas xâm nhập và tấn công khiến mắt bị nhiễm trùng. Không chỉ vậy, vi khuẩn Pseudomonas còn có làm ô nhiễm kính áp tròng, nhất là khi các bạn không làm sạch hoặc bảo quản kính áp tròng đúng cách. Do đó, sử dụng kính áp tròng trong một khoảng thời gian dài mà không tháo ra sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng mắt.

– Các loại virus như Herpes Simplex cũng gây ra bọng nước ở trong mắt.

– Các loại nấm như Fusarium có thể khiến mắt bị nhiễm trùng.

– Các loại ký sinh trùng như Acanthamoeba cũng có thể gây nhiễm trùng mắt. Những loại ký sinh trùng này thường cư trú ở những nơi tiếp xúc không được vệ sinh sạch sẽ.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm kết giác mạc

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm kết giác mạc mắt

2. Triệu chứng của viêm kết giác mạc mắt là gì?

Những triệu chứng điển hình của viêm kết giác mạc mắt là đỏ mắt, đau mắt, chảy nước mắt quá mức, sưng giác mạc, khó mở mắt, giảm thị lực, nhìn mờ, sợ ánh sáng, cảm thấy có thứ gì đó như cát bên trong mắt,… Khi thấy mắt xuất hiện những biểu hiện bất thường, các bạn cần phải nhanh chóng đi gặp bác sĩ Nhãn khoa ngay lập tức để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, mọi người cũng phải nhanh chóng đến bệnh viện có chuyên khoa Mắt tức thì nếu:

– Tầm nhìn đột ngột trở nên kém đi hoặc bị mờ.

– Mắt bị đau nhiều.

– Mắt nhạy cảm với ánh sáng.

Đây có thể là những dấu hiệu của viêm kết giác mạc và biến chứng của nó. Đặc biệt, giảm thị lực là biến chứng vô cùng nguy hiểm mà mọi người không được chủ quan. Nếu được thăm khám và điều trị sớm, thị lực của các bạn sẽ trở về bình thường.

Tìm hiểu thêm: Nhận biết các triệu chứng thiên đầu thống

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm kết giác mạc

Triệu chứng điển hình của viêm kết giác mạc mắt là đỏ mắt, đau mắt

3. Cách điều trị hiệu quả viêm kết giác mạc

Tùy vào từng nguyên nhân gây ra viêm kết giác mạc, các bác sĩ Nhãn khoa sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp cho mọi người. Cụ thể như sau:

– Với trường hợp viêm kết giác mạc do vi khuẩn gây ra, các bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh cho người bệnh. Nếu bị nhiễm trùng nhỏ, các bạn chỉ cần nhỏ thuốc kháng khuẩn là đủ. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh uống thêm thuốc kháng sinh.

– Với những trường hợp bị viêm kết giác mạc khác, các phương pháp điều trị bác sĩ Nhãn khoa đưa ra cũng khác nhau. Chẳng hạn như khuyên người bệnh nên nghỉ ngơi thoải mái hoặc sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng virus. Thuốc nhỏ mắt nhân tạo thường được khuyên sử dụng cho những người bị viêm kết giác mạc do virus gây ra. Trong trường hợp bị viêm kết giác mạc do trầy xước hoặc chấn thương giác mạc, bác sĩ có thể kê thuốc mỡ kháng sinh để đề phòng tình trạng vi khuẩn phát triển.

Ngoài ra, các bạn cũng cần phải lưu ý một điều rằng, nếu viêm kết giác mạc được điều trị sớm thì có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu viêm kết giác mạc không được điều trị sớm và để lâu, bệnh có thể làm giảm hoặc mất thị lực mãi mãi.

4. Một số biện pháp giúp phòng tránh viêm kết giác mạc

– Sử dụng vật dụng cá nhân, khăn mặt riêng trong nhà và nơi làm việc, học tập.

– Không đưa tay lên dụi mắt và phải che mũi, miệng khi hắt hơi.

– Rửa tay sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn mỗi ngày, nhất là sau khi tiếp xúc với người bệnh bị viêm kết giác mạc.

– Cẩn trọng khi dùng kính áp tròng, khi có các dấu hiệu khó chịu ở mắt, cần phải nhanh chóng đi gặp bác sĩ Nhãn khoa để được thăm khám và tư vấn cách điều trị.

– Đeo kính bảo vệ mắt khi đi ra ngoài hoặc làm việc ở môi trường nhiều hóa chất, khói bụi độc hại.

– Tăng cường bổ sung thêm các loại vitamin như C, A, E,…

5. Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI – Địa chỉ tin cậy điều trị các bệnh lý về mắt

Chuyên khoa Mắt của Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI là cơ sở y tế tin cậy hàng đầu với khách hàng tại Hà Nội và các khu vực tỉnh thành lân cận. Bởi tại đây sở hữu những ưu điểm tuyệt vời mà ít cơ sở y tế nào có được:

– Đội ngũ bác sĩ Nhãn khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, đến từ các viện lớn đầu ngành trực tiếp thăm khám và điều trị.

– Đội ngũ điều dưỡng thân thiện, nhiệt tình, chu đáo, luôn coi người bệnh như người thân.

– Cơ sở vật chất hiện đại và trang thiết bị tiên tiến, giúp quá trình thăm khám và điều trị các bệnh về mắt đạt hiệu quả tốt.

– Các chi phí hợp lý, rõ ràng, minh bạch.

– Hỗ trợ áp dụng bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh giúp tiết kiệm tối đa chi phí.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm kết giác mạc

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về tăng nhãn áp góc mở

Thu Cúc TCI là địa chỉ khám và điều trị viêm kết giác mạc mắt hiệu quả, uy tín

Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm kết giác mạc. Để bảo vệ tốt cho đôi mắt của mình, mọi người nên nhanh chóng đến Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI để được bác sĩ Nhãn khoa đầu ngành thăm khám, chẩn đoán và tư vấn cách điều trị bệnh tốt. Chắc chắn các bạn sẽ cảm thấy hài lòng với dịch vụ thăm khám và điều trị bệnh tại Thu Cúc TCI.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *