Triệu chứng của bệnh suy giảm trí tuệ thường khó phát hiện khi ở giai đoạn đầu. Người bệnh dễ bỏ lỡ thời gian vàng điều trị và hồi phục tốt nhất. Tới giai đoạn giữa, tình trạng lúc này đã khá nghiêm trọng nên cần phải hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày. Do vậy nhận biết triệu chứng và cách phòng ngừa suy giảm trí tuệ là việc làm cần thiết.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa suy giảm trí tuệ
1. Suy giảm trí tuệ là gì?
Suy giảm trí tuệ là một hội chứng suy giảm trí nhớ, suy nghĩ, hành vi và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất, tâm lý xã hội và kinh tế của người bị sa sút trí tuệ mà còn cả những người chăm sóc cho họ.
Hội chứng sa sút trí tuệ chủ yếu ảnh hưởng đến những người lớn tuổi. Bệnh Alzheimer là loại suy giảm trí tuệ phổ biến nhất và có thể chiếm từ 60 đến 70%các trường hợp.
Bên cạnh đó, những yếu tố nguy cơ gây sa sút trí tuệ còn do tình trạng béo phì và tăng huyết áp ở tuổi trung niên; huyết áp thấp ở người cao tuổi; đái tháo đường; tăng mỡ máu; thói quen uống rượu, dùng chất kích thích; tiền sử gia đình có người mắc chứng sa sút trí tuệ; trầm cảm…
Suy giảm trí tuệ là một hội chứng suy giảm trí nhớ, suy nghĩ, hành vi và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày
2. Các giai đoạn sa sút trí tuệ
Sự suy giảm trí tuệ thường diễn ra chậm và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, bao gồm sự suy giảm dần về nhận thức và hành vi. Có ba giai đoạn chính của hội chứng sa sút trí tuệ đó là:
Giai đoạn sớm: Người bệnh thường không có các dấu hiệu rõ ràng của sa sút trí tuệ hoặc đôi khi thể hiện một số hành vi khác lạ và khó lập kế hoạch trong công việc. Ở giai đoạn này, việc phát hiện bệnh chủ yếu dựa trên thăm khám và các xét nghiệm.
Giai đoạn vừa: Người bệnh thường giảm khả năng ghi nhớ những sự kiện gần, nhầm tên mọi người và đi lạc đường. Ở giai đoạn này, người bệnh cần sự hỗ trợ một phần từ người thân để có thể làm được mọi việc trong cuộc sống hàng ngày.
Giai đoạn muộn: có những triệu chứng nghiêm trọng như quên tên bạn đời, con cái, rối loạn cảm xúc, thay đổi tính, thậm chí không thể nói, ăn uống và đi lại được. Người bệnh phụ thuộc hoàn toàn vào người thân của họ.
3. Triệu chứng suy giảm trí tuệ
Tùy theo từng giai đoạn của bệnh, các triệu chứng của sa sút trí tuệ thường rất đa dạng. Một số dấu hiệu phổ biến sau đây thường xuất hiện ở người bệnh:
– Gặp khó khăn và trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày
– Hạn chế trong giao tiếp hoặc biểu đạt suy nghĩ trở nên khó khăn.
– Người bệnh thường xuyên nhầm lẫn và lạc đường do thiếu nhận thức về thời gian và không gian.
– Không có khả năng vận động tay chân và đi lại chậm chạp.
– Không thể tự vệ sinh cá nhân
– Mất trí nhớ, cần sự giúp đỡ của người thân
– Thay đổi tâm lý
Một số người bệnh sa sút trí tuệ có thể gặp những rối loạn về cảm xúc và hành vi như:
– Dễ cáu gắt, nổi nóng.
– Trầm cảm hoặc rối loạn lo âu.
– Xuất hiện các hành vi bất thường như đánh hoặc chửi mắng người khác.
– Bị ảo giác hoặc hoang tưởng.
Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán hẹp van 2 lá nếu không điều trị
Tùy theo từng giai đoạn của bệnh, các triệu chứng của sa sút trí tuệ thường rất đa dạng
4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm trí tuệ?
Nguyên nhân do các bệnh lý thoái hóa thần kinh
– Bệnh Alzheimer là một tình trạng gây suy giảm trí tuệ phổ biến ở người cao tuổi và liên quan đến gen. Những trường hợp có người thân bị Alzheimer có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh nhân có thể mất trí nhớ, mất tập trung hoặc xuất hiện những hành vi bất thường.
– Bệnh Parkinson: thường xuất hiện ở người lớn tuổi với các triệu chứng điển hình đi kèm như run tay, co cứng cơ và giảm khả năng đi lại, cầm nắm.
– Bệnh Huntington là bệnh thoái hóa thần kinh nguyên nhân do một số đột biến gen gây ra. Sau tuổi 30, bệnh thường biểu hiện thành triệu chứng như múa vờn tay chân, rối loạn tâm thần và giảm khả năng nhận thức.
5. Nguyên nhân do sa sút trí tuệ mạch máu
Sa sút trí tuệ có thể do một số nguyên nhân gây giảm lượng máu cung cấp cho não. Tuy nhiên, triệu chứng thường xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn và có thể khỏi như:
Chấn thương sọ não: Các khối tụ máu hoặc xuất huyết có thể chèn ép vào nhu mô và mạch máu não sau tai nạn, dẫn đến thiếu oxy trong não.
Tai biến mạch máu não: có thể làm hoại tử các tế bào thần kinh trung ương và gây ra rối loạn các đường dẫn truyền thần kinh, dẫn đến suy giảm trí tuệ
5.1. Các nguyên nhân thứ phát
– Viêm nhiễm tại não: Viêm màng não, viêm não do giảm lưu thông mạch máu và phù nề nhu mô não có thể dẫn đến suy giảm trí tuệ.
– Rối loạn miễn dịch, nhiễm trùng
– Nội tiết và chuyển hóa bất thường
– Suy dinh dưỡng.
– Tác dụng phụ của thuốc.
– U não.
5.2. Các đối tượng nguy cơ cao
Mặc dù hiện nay số lượng bệnh nhân sa sút trí tuệ ngày càng tăng, nhưng không phải ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Một số trường hợp có thể gây ra suy giảm trí tuệ bao gồm:
– Tuổi tác: Người cao tuổi thường dễ bị suy giảm trí tuệ hơn thanh thiếu niên do quá trình lão hóa diễn ra từ từ theo thời gian.
– Tiền sử gia đình: Các bệnh thoái hóa thần kinh thường liên quan đến các thay đổi trong cấu trúc gen nên dễ di truyền giữa cha mẹ và con cái.
– Hội chứng Down: Trẻ em có 3 nhiễm sắc thể số 21 trong hội chứng Down có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn lúc về già.
– Vấn đề sức khỏe tâm thần: người thường xuyên stress, trầm cảm hoặc mất ngủ sẽ dễ có nguy cơ bị sa sút trí tuệ hơn.
– Chế độ ăn không phù hợp: việc thiếu hụt các vitamin hỗ trợ cấu tạo nên hệ thống thần kinh như vitamin B6, vitamin B9 hoặc vitamin B12… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí tuệ.
>>>>>Xem thêm: Vì sao nam giới dễ mắc bệnh tim hơn chị em?
Người cao tuổi thường dễ bị suy giảm trí tuệ hơn thanh thiếu niên do quá trình lão hóa diễn ra từ từ theo thời gian.
6. Biện pháp phòng ngừa suy giảm trí tuệ
Hội chứng sa sút trí tuệ không có phương pháp điều trị. Do đó, mọi người nên chủ động phòng ngừa bệnh bằng những điều sau đây:
– Rèn luyện trí não: Kích thích não bộ bằng cách giải đố, đọc sách,… để giảm nguy cơ khởi phát.
– Tăng hoạt động xã hội và thể chất: các hoạt động thể chất và tương tác với mọi người giúp não không bị trì trệ hoặc thoái hóa.
– Không sử dụng chất kích thích: chúng có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch và trí nhớ của bạn.
– Cung cấp đủ vitamin cho cơ thể: Chế độ ăn uống chứa đủ vitamin và chất dinh dưỡng như omega-3, vitamin B6 và vitamin B9 giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện não bộ.
– Quản lý các yếu tố nguy cơ bệnh lý: não người bệnh có thể bị đột quỵ nếu mắc cùng các bệnh tiểu đường, mỡ máu, huyết áp cao.
– Ngủ đủ giấc: ngủ đủ giấc giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.
Hy vọng bài viết trên đã giúp mọi người có thêm những kiến thức bổ ích về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh suy giảm trí tuệ. Khi phát hiện dấu hiệu bệnh cần thăm khám để được điều trị theo đúng phác đồ nhằm mang liệu hiệu quả điều trị cao.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.